Doanh nghiệp tìm cách tối đa hóa lợi nhuậnHiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ,ánhàđấtđãbịđẩylênmứcrấtcaosauthươngvụđấugiáđấtThủThiêtrận đấu brentford gặp man city báo cáo đánh giá về các cuộc đấu giá đất được cho là “vô tiền khoáng hậu” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. HoREA cho rằng, do một số nhà đầu tư đẩy giá lên rất cao ngay từ các đợt trả giá đầu tiên vượt xa mức giá tính toán, kỳ vọng nên dẫn tới nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn phải bỏ cuộc không còn cơ hội trả giá trong cuộc đấu giá. | Đã xuất hiện hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để đẩy giá, đẩy giá đất, giá nhà tăng cao. Ảnh: TL | Cho đến nay cả bốn doanh nghiệp trúng đấu giá đất các khu đất tại Thủ Thiêm chưa có doanh nghiệp nào thực hiện các nghĩa vụ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh đã xin chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá lô đất 3.9 và lô đất 3.12. Và đến nay, cũng chưa có thông tin về việc Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước theo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, mà lẽ ra phải thanh toán 50% giá trúng đấu giá trong thời hạn 30 ngày và phải thanh toán 50% giá trúng đấu giá còn lại trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan thuế. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, ngay sau các cuộc đấu giá đất, đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để té nước theo mưa, thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại nhiều địa phương, hoặc để nâng giá trị trái phiếu, cổ phiếu; hoặc nhằm đánh vống giá trị tài sản bảo đảm của các khoản vay tín dụng mà nếu thực hiện trót lọt thì có thể rút ruột ngân hàng; hoặc để làm sạch bảng cân đối tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi. Trên thực tế hiện nay, giá nhà đất tại nhiều khu vực đã bị đẩy lên mức giá rất cao, ví dụ như một dự án nhà ở tại thành phố Thủ Đức (quận 2 cũ) đang chào bán nhà phố có diện tích đất khoảng 95m2 gồm trệt và 4 lầu với giá bán lên đến khoảng 38,1 tỷ đồng, trong đó đơn giá đất có thể lên đến khoảng 350 triệu đồng/m2. Như vậy, không chỉ có doanh nghiệp đặt giá cao để trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc để trục lợi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sau các cuộc đấu giá trên đây. Sớm hoàn thiện thể chế "bịt" kín các lỗ hổng, kẽ hở pháp luậtLãnh đạo HeREA cho rằng, diễn biến tình hình các cuộc đấu giá đất trên đây càng cho thấy rõ mặt trái của cơ chế thị trường đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế và phải tập trung thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng thể chế phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế chính sách nhằm bịt kín các lỗ hổng, kẽ hở pháp luật và kiến tạo, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, đi đôi với bộ máy hành chính thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả. Trong những năm gần đây, phương thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất (đấu giá công khai), hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất (đấu thầu rộng rãi) để lựa chọn nhà đầu tư ngày càng trở nên phổ biến và cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh, ủng hộ vì tính minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh nếu công tác đấu giá, đấu thầu được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng thời toàn bộ chênh lệch địa tô được bổ sung vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp trúng đấu giá cao rồi bỏ cọc. Do vậy, rất cần thiết và cấp bách phải sớm xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu giá tài sản, trong đó có đấu giá quyền sử dụng đất; pháp luật về đấu thầu trong đó có đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư. HoREA kiến nghị, không nên áp dụng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị như đã thực hiện trong thời gian qua vì không phù hợp. Cần quy định chặt chẽ về tiền đặt trước (tiền đặt cọc) để được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất hoặc phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để thanh toán tài sản trúng đấu giá để được tham gia trả giá. Đồng thời, cần tăng thêm thời gian công bố thông tin đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, khu đô thị và tăng thêm thời gian để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đấu giá, vì thời gian theo quy định hiện nay quá ngắn; có ý kiến đề xuất thời gian khoảng 35 ngày để nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất./. |