Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thúc đẩy hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công Bài 3: “Điểm sáng” trong giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương Cần quyết tâm,Ủnghộđẩymạnhphâncấptrongđầutưcôngnhưngphảithựcchấket qua giai mexico nỗ lực để chạy nước rút, sớm cán đích giải ngân vốn đầu tư công |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Tổ 12. |
Mong muốn giải quyết được câu chuyện hiệu quả đầu tư công
Nêu ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá rằng, nội dung dự thảo Luật cơ bản đã cho thấy tinh thần của việc phân cấp, phân quyền gắn liền với cam kết, chịu trách nhiệm, cùng với đó là thanh tra, kiểm tra, giám sát; tức là giao cho các chủ thể quyết định những nhiệm vụ của mình trong Luật này và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Dự thảo Luật Đầu tư công phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý; phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý. |
Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn, việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này phải giải quyết được câu chuyện hiệu quả đầu tư công - một trong những nguồn động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời không được để lại hệ lụy, đặc biệt là hệ lụy về công tác cán bộ. Do vậy, khi phân cấp, phân quyền, sự cam kết trách nhiệm của các chủ thể phải gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán.
“Chúng ta lại phải đặt vấn đề, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhưng mà tiền kiểm hay hậu kiểm? Cần nghiên cứu đối với những dự án nào, quy mô nào, mức độ nào có cơ chế là tiền kiểm; còn những loại dự án nào thực hiện cơ chế hậu kiểm. Chúng tôi rất muốn các đồng chí nghiên cứu và cho ý kiến về những cơ chế như vậy” - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nhận định, việc sửa đổi Luật Đầu tư công là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng. Trong đó, có những chính sách mới, lớn như đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tạo sự chủ động linh hoạt hơn cho các cấp, các ngành, các địa phương trong điều hành quản lý đầu tư công; cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa một số trình tự thủ tục không cần thiết để đẩy nhanh thời gian triển khai kế hoạch, chuẩn bị đầu tư.
Các đại biểu dự phiên thảo luận. |
Cắt giảm thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) thì chỉ rõ, hiện nay, thẩm quyền quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thực tiễn cho thấy, thời gian để xử lý toàn bộ quy trình điều chỉnh khoảng 6 - 7 tháng để thực hiện 11 bước, gây ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn.
Theo dự kiến, việc phân cấp này sẽ cắt giảm được 5 bước, giảm thời gian khoảng 3 tháng, sớm điều chỉnh kế hoạch vốn để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có căn cứ thực hiện, qua đó đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thẩm tra dự án Luật, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, quy định phân loại dự án đầu tư công đã được thực hiện từ năm 2015, đến nay, điều kiện về kinh tế, xã hội, năng lực quản lý đã có nhiều thay đổi, do vậy, việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án (thực chất là đẩy mạnh phân cấp) là cần thiết. |
Do đó, đại biểu Nghĩa nhất trí phân cấp việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang cho Thủ tướng nhằm cắt giảm trình tự, thủ tục, tạo sự chủ động cho Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) bày tỏ sự băn khoăn khi trong dự thảo quy mô dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên (tăng 3 lần); dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C có quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương đề nghị cân nhắc tính phù hợp với thực tế của quy định này.
Nguyên nhân là do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, tuy nhiên thực tế nhiều năm qua, số lượng các dự án có quy mô vốn trên 10.000 tỷ đồng là không nhiều, giờ tăng lên 30.000 tỷ đồng thì Quốc hội hiếm khi quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với HĐND cấp tỉnh, tại khoản 6, Điều 18 dự thảo Luật quy định HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên do địa phương quản lý.
Nhưng qua thực tế, đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương cho hay, địa phương chưa có dự án trên 10.000 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách địa phương. Do đó, cần làm rõ cơ sở thực tiễn. "Chúng ta đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mà không có dự án nào để quyết định chủ trương đầu tư thì quy định phân cấp, phân quyền không có ý nghĩa" – đại biểu Sương bày tỏ./.