Tiếp nối thành công của tọa đàm trực tuyến lần thứ nhất với chủ đề “Chuyên gia kiều bào chung sức cùng TP. Hồ Chí Minh chống dịch”,ớmchophépsửdụngđạitràvắbxh bóng đá argentina ngày 20/8, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm trực tuyến lần 2 với chủ đề “Chuyên gia kiều bào chung tay vượt đại dịch – Vắc-xin Made in Vietnam”.
Hướng tới đưa vắc-xin Việt ra thế giới
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Do đó, bên cạnh các phương pháp chống dịch đang được triển khai thì nhu cầu sản xuất vắc-xin trong nước cũng rất cần thiết. Ông mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình có thể đưa ra các ý kiến góp ý, đề xuất để Việt Nam sớm có được nguồn lực vắc-xin góp phần trong việc khống chế dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.
Tại sự kiện, TS. Đỗ Minh Sĩ - Giám đốc Nghiên cứu phát triển Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen đã giới thiệu về vắc-xin Nano Covax. Ông cho biết, vắc-xin Nano Covax khả năng đáp ứng miễn dịch tương đối tốt, đặc biệt cao hơn so với huyết thanh của người khỏi bệnh. Đồng thời khẳng định, Nano Covax tương đối an toàn; phản ứng phụ ghi nhận được hầu hết rất nhẹ, phản ứng toàn thân nhẹ, các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm không ai gặp vấn đề gì.
Chia sẻ về việc chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Nanocovax với các đối tác nước ngoài, TS. Đỗ Minh Sĩ cho biết, ngay từ ban đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt vấn đề chia sẻ công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19 cho các nước đang phát triển. Từ khi bắt đầu nghiên cứu phát triển Nanocovax, Công ty Nanogen đã luôn khẳng định sẵn sàng chia sẻ bí quyết, công nghệ cho các nước có nhu cầu.
"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ công nghệ cho tất cả các nước nghèo nếu họ có nhu cầu và có khả năng sản xuất. Mặt khác, chúng tôi hướng tới chuyện phải đưa sản phẩm ra thế giới. Đó là hai việc hoàn toàn tách biệt"- TS. Đỗ Minh Sĩ cho biết.
Cũng theo TS. Đỗ Minh Sĩ, lãnh đạo của Nanogen từng nhấn mạnh, vắc-xin Nanocovax sẽ là vắc-xin phục vụ chủ yếu cho người Việt Nam. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất tại nhà máy của Nanocovax sẽ đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tham gia vào cuộc chiến chống dịch trong nước.
Tuy nhiên, Nanogen cũng có một tham vọng tiến ra thị trường nước ngoài. Nanogen đang có đối tác ở Ấn Độ và Hàn Quốc. Đối tác Hàn Quốc đã cùng Nanogen ký kết và thực hiện nhiều dự án trước đó. Hai bên sẽ có những thỏa thuận để đưa sản phẩm Nanocovax ra thế giới.
Sớm cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Nano Covax
Tại sự kiện, các chuyên gia đã cùng trao đổi về vai trò quan trọng của vắc-xin trong việc đẩy lùi dịch bệnh; đánh giá hiệu quả của việc tiêm trộn 2 loại vắc-xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiến trình tiêm thử nghiệm vắc-xin Việt Nam; quy trình cấp phép vắc-xin tại Hoa Kỳ và trường hợp được cấp phép khẩn cấp...
Theo GS.TS, bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn (kiều bào Pháp)- Bệnh viện Trung ương Cochin, Đại học Y Nha dược Paris, nên tiêm ngừa Covid-19 cho các đối tượng có nhiều nguy cơ đến mức độ phải vào hồi sức tích cực, để tránh nguy cơ tử vong, ưu tiên cho những người có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng. Theo GS. Tuấn, tiêm vắc-xin là cách nhanh và an toàn nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng, người dân quay lại với cuộc sống bình thường và tránh sự xuất hiện của những biến chủng mới.
Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Hữu Huân (kiều bào Mỹ) - Giám đốc khoa học Công ty IGY Life Sciences, Giáo sư kiêm nhiệm Đại học Arizona khẳng định, vắc-xin là chìa khóa để chúng ta thoát khỏi đại dịch. Ông đề xuất, nên cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Nano Covax vì 4 lý do: an toàn, hiệu quả, khả năng sản xuất và lợi ích.
Ông cũng cho rằng việc cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Nano Covax là cơ hội thành công cho Việt Nam trên lĩnh vực sản xuất được vắc-xin và tự khống chế được đại dịch. Sử dụng đại trà tại thời điểm này rủi ro rất nhỏ (nếu có theo lý thuyết thấp hơn các vắc-xin đang lưu hành), nhưng lợi ích thì lớn hơn.
TS. Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) - đồng sáng lập TransMed-VN chia sẻ về khả năng tiêm chủng vắc-xin Nanocovax tại cộng đồng thông qua so sánh Novavax với các vắc-xin hiện hành. Theo ông, ngoài mức độ an toàn cao, Nanocovax cần đạt tiêu chuẩn các vắc-xin Covid 19 hiện nay, dựa trên 4 kết quả lâm sàng: hiệu quả tránh F0 không có triệu chứng, giảm nhập viện, giảm trở bệnh nặng và không tử vong. Nanocovax sẽ cần đáp ứng tốt đặc biệt cho chủng Delta.
Ông cho rằng, trong điều kiện hiện tại, vì đánh giá khoa học có giới hạn, Nanocovax cần tập trung vào thử nghiệm và đánh giá các chỉ tiêu lâm sàng. Để thực hiện, rất cần các chuyên gia dịch tễ uy tín kinh nghiệm về Covid-19, nhà thống kê học thiết kế cho phù hợp./.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia kiều bào. Đồng thời khẳng định, những kinh nghiệm được chia sẻ và khuyến nghị quan trọng đó sẽ được tổng hợp trong báo cáo của Tổ công tác Chính phủ về ngoại giao vắc-xin, chuyển tới các cơ quan chuyên môn tham khảo trong quá trình sản xuất, cấp phép sử dụng vắc-xin. "Với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, sự chung tay góp sức của các chuyên gia trong nước và kiều bào, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng Việt Nam sẽ thành công trong việc sản xuất vắc-xin Made in Vietnam, triển khai chiến lược vắc-xin hiệu quả, sớm kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh"- ông Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Thảo Miên