【reims đấu với marseille】Cô gái ngoại quốc mê áo dài, đưa lụa Việt Nam ra thế giới
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 22:04:31 评论数:
Khởi nghiệp từ tình yêu với áo dài
Liisi Mari (SN 1990) sinh ra và lớn lên ở đất nước thơ mộng Estonia. Gia đình Liisi 3 đời đều theo nghề họa sĩ nên cô được thừa hưởng sự tài hoa đó.
Sống trong cái nôi nghệ thuật,ôgáingoạiquốcmêáodàiđưalụaViệtNamrathếgiớreims đấu với marseille từ nhỏ 9X luôn chìm đắm trong những cây cọ vẽ. Kỹ thuật cô yêu thích nhất là vẽ trên lụa.
Liisi bên các sản phẩm lụa mang thương hiệu của riêng mình. |
Sau này, Liisi tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật ở Estonia và sang Hong Kong (Trung Quốc) học thêm. Tại đây, cô gặp được mối duyên lớn của cuộc đời mình khi nảy sinh tình cảm với người đàn ông Việt Nam.
“Khi mới quen, tôi hay chia sẻ với chồng sở thích của mình. Anh Ngọc nói, Việt Nam là đất nước nổi tiếng về lụa. Cả hai đã nói rất nhiều chuyện nhưng tôi thực sự bị cuốn hút khi anh ấy có nhiều khát vọng giống mình”, Liisi nói.
Khi được bạn trai người Việt Nam đưa về nhà ra mắt gia đình, mẹ của anh đã đưa cô đi may áo dài làm kỷ niệm.
Lần đầu tiên cầm bộ áo dài trên tay, cảm giác của cô thật khác lạ. Trong đầu Liisi hiện lên hình ảnh những cây cọ vẽ ‘múa’ trên áo. Cứ thế, cô mê đắm những tà áo dài lúc nào không hay.
Từ đó, Liisi dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu về lụa và áo dài.
Cô gái trẻ người Estonia quyết định chọn lụa để khởi nghiệp nhờ tình yêu với áo dài Việt Nam. |
Năm 2018, cô kết hôn và chuyển sang Việt Nam sinh sống cùng chồng. Ngoài công việc vẽ tranh, thi thoảng Liisa trải nghiệm công việc làm người mẫu ảnh.
9X ‘nghiện’ áo dài đến mức, bất kỳ dịp lễ, Tết hay có sự kiện đặc biệt cô đều tranh thủ diện chúng lên người.
“Áo dài chứa đựng nhiều tinh túy, mang đậm bản sắc dân tộc. Tôi thấy tự tin khi mặc chúng”, Liisi tâm sự.
Liisi thấy lụa Việt Nam có nhiều tiềm năng nên đã khởi nghiệp trên quê hương chồng với thương hiệu lụa riêng.
Chồng Liisi khi đó đang làm cho một công ty với lương tháng cả nghìn đô, đã quyết định nghỉ việc, cùng vợ gây dựng sự nghiệp.
“Chồng tôi học về quản trị kinh doanh, tôi lại thiên về nghệ thuật. Chúng tôi có tính cách khác nhau nhưng có cùng định hướng, bổ trợ nhau nhiều trong công việc”, Liisi nói.
Liisi chia sẻ, lụa là một chất liệu tuyệt vời cho hội hoạ. Sự mềm mượt tự nhiên của những sợi tơ lụa giúp màu sắc lan toả rộng hơn và trộn lẫn với nhau thành những sắc màu mới đầy cuốn hút.
“Những sản phẩm của tôi chứa đựng tình yêu và đam mê với lụa. Các họa tiết trên áo dài tôi vẽ bằng tay nên mỗi bộ áo dài là bản duy nhất, không sản xuất đại trà”, Liisi kể.
Trong cuộc thi "Duyên dáng áo dài 2019", Liisi giành giải khuyến khích với chiếc áo dài mình thiết kế. |
Ngoài áo dài, Liisi cũng phát triển cả khăn lụa tơ tằm, gối lụa vẽ tay thủ công. Cũng giống áo dài, mỗi chiếc chỉ có một phiên bản duy nhất.
Bên cạnh các sản phẩm do Liisi vẽ, vợ chồng cô còn tổ chức những buổi trải nghiệm cho khách hàng muốn tự tay vẽ họa tiết cho chiếc khăn hay áo dài của mình tại xưởng may.
Lớp trải nghiệm vẽ trên vải của họa sĩ sinh năm 1990 dành cho các em nhỏ. |
“Vẽ trên lụa là một hoạt động nghệ thuật, giúp mỗi người tìm được sự thư thái, bình yên, giảm stress cũng như rèn luyện sự kiên trì và sáng tạo”, Liisi nói.
Đưa lụa Việt Nam ra thế giới
Người phụ nữ Estonia cho biết thêm, mặc dù đã hoạt động kinh doanh ổn định, thương hiệu lụa của hai vợ chồng vẫn chưa chính thức có cửa hàng mà chỉ nhận đặt hàng qua hình thức online.
Để khách hàng có thể lựa chọn đồ dễ dàng, vợ chồng Liisi đưa vào hệ thống kinh doanh của mình ứng dụng thời trang thông minh với tính năng “Try-on” - cho phép người mua thử trang phục và phụ kiện lên người mẫu ảo.
Sản phẩm khăn lụa họa tiết phượng hoàng do Liisi vẽ tay. |
Sau khi phát triển và được thị trường Việt Nam đón nhận, vợ chồng Liisi đã đưa sản phẩm “made in Việt Nam” này sang nước khác. Tuy nhiên, việc phân phối mới chỉ dừng lại ở hoạt động bán lẻ.
Theo Liisi, khách hàng ở các nước Phần Lan, Estonia, Đức, Mỹ, Trung Quốc tìm đến sản phẩm lụa Việt Nam qua trang bán hàng của hai vợ chồng.
Anh Trần Ngọc - chồng Liisi cho hay, năm 2020, hai vợ chồng có định hướng xuất khẩu qua kênh phân phối lớn nhưng do dịch bệnh nên bị hoãn lại. Hiện tại, kế hoạch này mới được khởi động lại. Dự kiến, anh sẽ tập trung xuất khẩu sang Estonia và Đức.
“Vì vốn còn hạn hẹp, chưa có điều kiện đầu tư nhà xưởng lớn nên vợ chồng tôi triển khai mô hình liên kết, may khăn, áo choàng lụa với làng nghề truyền thống.
Dòng sản phẩm tiêu chuẩn, chúng tôi đặt gia công. Dòng cao cấp, thiết kế độc quyền, hai vợ chồng mang về xưởng nhỏ tự sản xuất.
Tuy nhiên, nguồn vải lụa luôn phải đảm bảo chuẩn của Việt Nam. Bởi thị trường nước ngoài khá kỹ tính”, anh Ngọc nói.
Liisi bên trong xưởng vẽ vải. |
Anh Ngọc chia sẻ thêm, hai vợ chồng khởi nghiệp hoàn toàn bằng vốn tự thân, không huy động.
Do vậy, thương hiệu có thể chưa phát triển rộng khắp vì vốn có đến đâu, sản xuất đến đó. Số lượng hàng chưa nhiều, chưa phong phú nhưng anh tin, đây là cách đi bền vững.
Thời gian đầu, vợ chồng anh Ngọc cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm thị trường và tiếp cận khách hàng.
Bằng kiến thức kinh doanh và phát triển thương hiệu đúc rút nhiều năm, anh Ngọc cùng vợ tự quảng bá thông qua mạng xã hội. Đồng thời, hai vợ chồng mang sản phẩm đến các hội chợ du lịch, hội chợ tiêu dùng thế giới và các chương trình biểu diễn nghệ thuật giới thiệu.
“Lụa được dệt từ chất liệu tơ côn trùng. Từ chất liệu này, ta có thể tạo được nhiều loại vải khác nhau, bóng mượt như satin, thô như vải đũi và vải bố, cứng dày như organza... ”, ông chủ sinh năm 1987 nói thêm.
Liisi và chồng đưa thương hiệu lụa ra thế giới nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam. |
Theo anh, mọi người thường xem lụa là một loại vải bóng, có độ rủ và không dành cho người trẻ tuổi nhưng chất liệu này có thể dùng được cho mọi độ tuổi, khác nhau ở màu sắc và cách thiết kế.
Tiếp lời chồng, Liisi cho hay, việc cô phát triển thương hiệu lụa ra thế giới không đơn thuần là kinh doanh mà mục đích chính là quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam, nâng tầm các sản phẩm lên thành nghệ thuật.
“Vợ chồng tôi xác định sẽ luân chuyển, sinh sống ở cả hai nước - Việt Nam và Estonia. Như vậy ai cũng có cơ hội gần gũi gia đình. Trong tương lai, tôi dự định mở văn phòng đại diện ở Estonia. Mẹ tôi cũng thích các sản phẩm lụa Việt Nam”, Liisi nói.
Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'
Sau lần gặp mặt ở sân bay, anh Ngọc và Liisi không ngờ lại học cùng lớp bên Hong Kong (Trung Quốc) và nảy sinh tình cảm.