搜索

【soi kèo tottenham vs】Vực dậy thị trường ô tô: Cần chính sách hỗ trợ linh hoạt

发表于 2025-01-25 20:20:21 来源:Empire777
Doanh số thị trường ô tô tháng 1/2023 giảm 44% Trụ đỡ để duy trì sản xuất và việc làm với thị trường ô tô

Sau khi chứng kiến doanh số bán hàng tụt dốc không phanh ngay đầu năm 2023,ựcdậythịtrườngôtôCầnchínhsáchhỗtrợlinhhoạsoi kèo tottenham vs hầu hết các thương hiệu xe trong nước lẫn đại lý đều tung ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để vực dậy doanh số. Sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ đang “đe dọa” trực tiếp đến chiến lược mở rộng sản xuất của nhiều hãng xe ở Việt Nam.

Doanh số tiêu thụ ô tô "lao dốc" vì sao?

Thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua 2 tháng đầu năm ảm đạm, doanh số bán hàng hầu hết của các hãng xe trong nước đều sụt giảm mạnh. Nhu cầu mua ô tô của người tiêu dùng suy giảm vì nhiều lý do, trong đó gói hỗ trợ vay tín dụng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng gặp nhiều khó khăn được xem là nguyên nhân chính.

Sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ đang “đe dọa” trực tiếp đến chiến lược mở rộng sản xuất của nhiều hãng xe ở Việt Nam
Sự sụt giảm sản lượng tiêu thụ đang “đe dọa” trực tiếp đến chiến lược mở rộng sản xuất của nhiều hãng xe ở Việt Nam

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, xét tổng thể 2 tháng đầu năm 2023, doanh số bán của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường tiếp tục giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó xe sản xuất, lắp ráp trong nước giảm tới 40%.

Trước sản lượng tiêu thụ ô tô “lao dốc” nhiều tháng qua, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe hơi bày tỏ nỗi sốt ruột khi tính toán doanh số toàn thị trường ô tô cả năm 2023 (bao gồm cả xe du lịch và thương mại) có thể bị sụt giảm gần 17,5% so với năm 2022, tương đương với hơn 85.500 xe.

Thị trường xe ô tô (bao gồm cả xe du lịch và thương mại) có nguy cơ mất 37% sản lượng bán ra trong 5 năm tới, tương đương khoảng 1,8 triệu xe” - vị này nhận định. Điều đáng chú ý là trong dài hạn, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, kéo theo tốc độ "ô tô hóa" tại Việt Nam chậm lại so với dự kiến.

Đáng chú ý, doanh số các mẫu xe ăn khách lâu nay trên thị trường có doanh số tụt dốc không phanh như Toyota Vios, mẫu xe có doanh số cao nhất thị trường Việt Nam năm 2022 (23.529 xe) cũng chỉ đạt doanh số 275 xe trong tháng 1/2023, giảm tới 2.498 xe so với tháng 12/2022. Hay như mẫu xe Hyundai Accent chỉ bán được 1.024 xe trong tháng 1/2023, giảm hơn 180% so với tháng 12/2022 (doanh số đạt 2.929 xe).

Xét về thương hiệu, hai “ông lớn” của thị trường là Toyota và Hyundai ghi nhận mức sụt giảm doanh số lớn nhất trong tháng 1/2023 khi giảm hơn 6.00 xe mỗi hãng. Cùng chung cảnh ngộ, VinFast sụt giảm 3.920 xe; Ford giảm 2.451 xe, Mitsubishi giảm 1.911 xe,...

Trước tình trạng sụt giảm của thị trường ngay, để vực dậy doanh số nhiều hãng xe trong nước như Toyota, Kia, Wolkswagen, Hyundai, Ford,… tung ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn để thu hút khách hàng mua sắm trở lại.

Theo đó, Toyota Việt Nam tặng 50% phí trước bạ, bộ phụ kiện đi kèm, tổng trị giá gói ưu đãi này lên tới 37 triệu đồng cho khách hàng khi mua mẫu sedan hạng B Toyota Vios trong tháng 3.

Cũng trong tháng 3, khách hàng khi mua Veloz Cross và Avaza Premio cũng nhận được nhiều ưu đãi như: quà tặng tiền mặt trị giá từ 15 triệu đồng, phiếu xăng, bảo hiểm thân võ, hỗ trợ vay tài chính,…

Không chịu kém cạnh, Honda Việt Nam cũng triển khai chương trình ưu đãi 100% phí trước bạ cho 2 mẫu xe Honda CR-V và City trong nhiều tháng liền.

Đối với các mẫu xe Hyundai, nhiều đại lý cho biết đang áp dụng chương trình hỗ trợ tối đa 100% lệ phí trước bạ cho toàn bộ sản phẩm đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Trong đó, mẫu xe hiện đang được các đại lý mạnh tay giảm giá bán là Hyundai Stargazer với mức giảm lên tới 100 triệu đồng.

Về nguyên nhân khiến lượng ô tô sụt giảm mạnh thời điểm đầu năm 2023, đại diện của một số hãng xe cho biết do tháng 1/2023 là thời điểm dịp Tết Nguyên đán đến sớm, gây nên tâm lí hạn chế mua sắm với khách hàng, dẫn đến doanh số của hãng nói riêng cũng như toàn thị trường nói chung bị suy giảm. Khi qua thời gian nghỉ Tết, thị trường được ổn định trở lại kì vọng sẽ ghi nhận doanh số tăng trưởng cao hơn trong các tháng kinh doanh tiếp theo.

Hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương kiến nghị

Trước thực trạng trên, trong công văn số 030101/2023/VAMA gửi Bộ Công Thương liên quan tới các chính sách hỗ trợ, phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023, VAMA đã ủng hộ việc ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô và giảm lệ phí trước bạ cho xe ô tô đăng ký mới.

VAMA nêu, những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua đã gây khó khăn, thích ứng với nền kinh tế và doanh nghiệp. Hiện doanh số bán hàng đã giảm mạnh trong 2 tháng cuối năm 2022 với mức rất lớn. Cụ thể, giảm tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 51% so với tháng trước đó.

Theo đó, đại diện lãnh đạo VAMA cũng bày tỏ, suy giảm doanh số bán hàng những tháng trước thời điểm Tết Nguyên đán 2023 là những tín hiệu bất thường và đáng ngại với các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Vì vậy, VAMA cũng mong mỏi Chính phủ cân nhắc và sớm ban hành các chính sách áp dụng ngày đầu quý II/2023 để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm duy trì sản xuất, tạo công việc làm ổn định cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Trước đó ngày 22/2, VAMA cũng đã đề xuất Chính phủ cùng các cơ quan bộ ngành cân nhắc cho phép mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị định gia hạn nộp thuế đối với Thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô.

Chúng tôi thiết tha kiến nghị Chính phủ xem xét giải pháp hỗ trợ khẩn cấp cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt”, Chủ tịch VAMA nhận xét và cho biết áp lực lên dòng tiền của doanh nghiệp hiện tại rất căng thẳng và giải pháp này mang hiệu quả tức thì với hoạt động của doanh nghiệp ngành ô tô.

Biện pháp gia hạn nộp thuế của Chính phủ áp dụng trong các lần trước, kể từ năm 2020 trở lại đây cũng được VAMA đánh giá cao vì đã góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, giúp doanh nghiệp cân đối nguồn tài chính duy trì sản xuất kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước.

VAMA xin được Chính phủ xem xét đề xuất giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt từ tháng 1 đến tháng 6/2023”, VAMA đề xuất.

Có hoạt động sản xuất ô tô lớn trên địa bàn nên tỉnh Quảng Nam cũng cảm nhận được ngay những tác động từ sự giảm nhiệt trên thị trường.

Bởi vậy địa phương này cũng mong chờ Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ kịp thời và thiết thực, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong năm 2023.

Đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường trong nước, gia tăng sản lượng lắp ráp ô tô trong nước, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động”, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị.

Để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, nhà nước cần có những phản ứng chính sách kịp thời, thiết thực
Để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, nhà nước cần có những phản ứng chính sách kịp thời, thiết thực

Đại diện TC Group cũng cho rằng, chính phủ và các cơ quan hữu trách nên xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm 2023. Đồng thời hỗ trợ chi phí đăng ký cho người dân khi thực hiện tiêu dùng và đăng ký sở hữu xe ô tô sản xuất trong nước, mức hỗ trợ tương đương 50% lệ phí trước bạ áp dụng với phương tiện đăng ký, áp dụng ít nhất trong thời hạn 01 năm.

Mới đây nhất, ngày 4/3, UBND tỉnh Ninh Bình cũng đã có công văn số 138/UBND-VP5 gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương về việc đề xuất chính sách hỗ trợ phục hổi và phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 trong đó có đề cập đến lĩnh vực sản xuất ô tô.

Công văn nêu cụ thể, bám sát sự lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Ninh Bình đã tập trung, chủ động, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch Covid-19 và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 8,62%, trong đó có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công thực hiện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra tình trạng thiếu lĩnh kiện đầu vào phục vụ sản xuất, nhưng với những chính sách bổ trợ kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn, Công ty đã từng bước phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và thu ngân sách của tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, cần gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm 2023, đồng thời đề xuất giảm 50%, là phi trước bạ đăng ký mới đối với xe - tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Quan trọng vẫn phải là nhờ “lực đẩy” từ chính sách

Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu xuất khẩu khoảng 90.000 xe và thu được 10 tỉ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 mà Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025, tầm nhìn đến 2035 của Thủ tướng đưa ra, có thể sẽ không thể đạt được khi tại thời điểm này thị trường đang đi xuống.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) cho hay, thị trường ô tô đang sụt giảm mạnh, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước đã đề ra nhiều chương trình hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn lực và giải pháp kích cầu riêng lẻ của từng doanh nghiệp sẽ là không đủ tạo sức bật giúp thị trường ô tô tăng trưởng ổn định và bền vững.

Cũng phải nhìn nhận rằng, trong 3 năm qua, Chính phủ đã ban hành 2 chính sách tiêu biểu cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước là là giảm mức thu lệ phí trước bạ và gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, các chính sách này đã mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hoá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô và ngành cơ khí

Cụ thể, các DN chỉ ra, doanh số tiêu thụ ôtô ấn tượng trong năm 2022 có được là nhờ lực đẩy từ chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022.

Động thái này đã kịp thời chặn đà suy giảm doanh số bán hàng trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường và khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu rõ nét hơn.

Lãnh đạo VAMI cho hay, đánh giá trong giai đoạn 2020-2022, nhờ các chính sách giãn, hoãn nộp các loại thuế, phí, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất, các doanh nghiệp ô tô đã có thêm thời gian cân đối nguồn vốn, bảo đảm thu - chi để tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy vậy, các chính sách hầu như chỉ áp dụng riêng lẻ trong thời gian ngắn nên tác động chưa đủ sâu rộng nhằm tạo được bản lề vững chắc để doanh nghiệp hồi phục hoàn toàn sau dịch COVID-19 và có nguồn lực ứng phó với thách thức mới từ nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, nhà nước cần có những phản ứng chính sách kịp thời, thiết thực. Chẳng hạn, xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm 2023; hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ ít nhất trong 1 năm...”- Lãnh đạo VAMI đề xuất.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 mới đây, đề cập đến khó khăn của thị trường ô tô, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyên Hồng Diên cũng nêu giải pháp, để tăng cường sức mua nhằm phục hồi thị trường ô tô, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp trong ngành và một số địa phương (như của UBND tỉnh Quảng Nam), đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp nghiên cứu, tiếp tục trình ban hành một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho ngành: Thứ nhất, tiếp tục ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong năm 2023. Thứ hai, tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời hạn nhất định (06 tháng hoặc đến hết năm 2023).

Chính sách luôn có độ trễ nhất định, cũng như cần một thời gian đủ dài để thực sự ngấm và đi sâu vào thực tế, nên các chính sách hỗ trợ nêu trên đòi hòi cần được ban hành ngay từ quý I/2023 cũng như cần được áp dụng xuyên suốt và liên tục.

Có như vậy mới phát huy hết vai trò và triệt để hỗ trợ thị trường ô tô trong nước phục hồi, tác động tích cực tới duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【soi kèo tottenham vs】Vực dậy thị trường ô tô: Cần chính sách hỗ trợ linh hoạt,Empire777   sitemap

回顶部