【kết quả giải bóng đá hạng 2 đức】Không ngừng nỗ lực
TS. Nguyễn Nam Hùng
Nhận định về những đóng góp và nỗ lực của ngành y tế Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây,ôngngừngnỗlựkết quả giải bóng đá hạng 2 đức TS. Nguyễn Nam Hùng cho rằng:
Công tác chăm sóc, khám, chữa bệnh (KCB) thực hiện hiệu quả ở các tuyến với việc đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế có chuyển biến rõ nét, quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi bệnh nhân cũng như việc giảm phiền hà cho người bệnh.
Trong năm qua, các cơ sở y tế, bệnh viện (BV) đã khám 2.539.984 lượt; 94.924 bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 3,2% so với năm 2016; công suất giường theo kế hoạch đạt 114,77%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình khám bệnh góp phần rút ngắn thời gian chờ đợi; đồng thời, quản lý được các thông tin, dữ liệu khám bệnh.
Khám bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Ngành y tế Thừa Thiên Huế cũng tiếp tục duy trì và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có những kỹ thuật ngang tầm với các BV trung ương trên địa bàn. Các BV tuyến huyện triển khai nhiều kỹ thuật mới về lĩnh vực nội tiêu hóa, sản khoa, ngoại khoa, tim mạch... Qua phúc tra chất lượng BV năm 2017, phần lớn đều đạt tỷ lệ khá tốt; trong đó có 20 BV đạt 3,3/5 điểm.
Lĩnh vực dự phòng, ngành y tế đã chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị chức năng điều tra, khoanh dập dịch; xử lý tốt các khâu phòng, chống dịch bệnh, khử khuẩn sau thiên tai, bão lũ. Không có dịch bệnh lớn nguy hiểm xảy ra; các chương trình mục tiêu quốc gia đều được triển khai thực hiện, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
TS có thể nói rõ những khó khăn, vướng mắc hiện nay của ngành y tế tỉnh nhà?
Nhiều năm nay, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế của ngành được xem là cơ bản hoàn chỉnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều cơ sở y tế xuống cấp cần được quan tâm, như BV Y học Cổ truyền tỉnh, BV TP. Huế, TTVCCC 115.... Đặc biệt, sắp đến việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch (CDC) gồm các đơn vị không còn giường bệnh trên địa bàn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành y tế hiện còn nhiều hạn chế cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Còn về chất lượng đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh hiện nay?
Thời gian qua, hàng năm ngành tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn theo các khóa đào tạo đại học và sau đại học; tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật của các dự án; tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, kỹ năng quản lý… Tuy vậy, nguồn nhân lực y tế phân bổ không đều giữa các vùng, các tuyến nên chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Hàng năm, có khoảng 15-20 bác sĩ nghỉ hưu, nhưng chỉ tuyển dụng không quá 10 bác sĩ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn tại các đơn vị.
Thưa TS, Thừa Thiên Huế là cái nôi đào tạo bác sĩ, nhưng vì sao nhiều năm nay, ngành y tế tỉnh nhà vẫn chưa tuyển dụng được nguồn bác sĩ chất lượng về cơ sở?
Hiện nay chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, lương và phụ cấp cho bác sĩ mới ra trường còn thấp, không tương xứng với thời gian học tập, công sức lao động, môi trường lao động, điều kiện làm việc vất vả, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn. Chính sách thu hút cán bộ về làm việc ở cơ sở, vùng khó khăn còn bất cập. Thừa Thiên Huế chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất làt các chức danh cán bộ có trình độ kỹ thuật cao để đáp ứng tốt cho nhu cầu nguồn nhân lực.
Vậy theo TS, cần làm gì để giải quyết thực trạng trên?
Để ngành y tế của tỉnh phát triển tốt về mọi mặt, nhất là chất lượng, giai đoạn 2016-2020, ngành y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đã phân tích rất kỹ về cơ cấu, trình độ cán bộ, nhu cầu về nhân lực; phát triển một số ngành mũi nhọn, chuyên sâu (nhi khoa, sản khoa, mắt, tâm thần, phục hồi chức năng...) cho cả giai đoạn để đạt được những chỉ tiêu quy hoạch đề ra. Trên cơ sở đó ngành cũng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có cơ chế chính sách ưu đãi nhằm kích thích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, góp phần vào mục tiêu xuyên suốt là không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng KCB cho người dân ngày càng tốt hơn.
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Minh Văn (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·1.000 doanh nghiệp dự Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam 2018
- ·Sở TT&TT Hà Nội có thêm 1 Phó Giám đốc Sở
- ·Hướng dẫn sử dụng một số tính nắng mới trên iOS 15.4
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Thái Lan nới lỏng đánh thuế tài sản kỹ thuật số
- ·Nhân rộng mô hình hộ sản xuất nông sản số ở Thái Nguyên
- ·Nga yêu cầu Google chặn nội dung đe dọa công dân Nga trên YouTube
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Bộ não đứng sau nhóm hacker tấn công Microsoft mới 16 tuổi?
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Chán vợ, người đàn ông 'ngoại tình' với chatbot
- ·Thúc đẩy doanh số với giải pháp CSKH đa kênh Contact Center
- ·Microsoft, Samsung ngừng bán sản phẩm tại Nga
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Hơn 121 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng
- ·Microsoft hợp lực Sony khai thác 'mỏ' game 200 tỷ USD như thế nào?
- ·Sự kiện Apple event sắp tới sẽ hé lộ gì về MacBook Pro giá rẻ mới?
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Doanh nghiệp cảng biển kỳ vọng phát triển trong năm 2019