Danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh (1853-1890) đã qua đời bởi một vết đạn ở vùng bụng hồi tháng 7/1890 khi ông đang sống tại miền nam nước Pháp. Dù vậy,ẩusúngdanhhọaVanGoghdùngđểtựsátcógiáướctínhtỷđồkết quả barcelona hôm nay ai là người thực hiện phát súng là điều không thể khẳng định và cho tới bây giờ, chi tiết này vẫn là một ẩn số thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lịch sử hội họa. Nhiều khả năng chính Van Gogh đã tự kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ, bất hạnh của mình, nhưng cũng có khả năng ông đã bị một ai đó ra tay sát hại khi chỉ có một mình ở giữa cánh đồng và đang thực hiện những bức phác họa cảnh vật. Sau sự ra đi của ông, về sau, người ta đã tìm thấy một khẩu súng cũ rỉ ở gần ngôi làng nơi ông sống những ngày tháng cuối đời.
Khẩu súng ấy được tin là công cụ đã gây nên cái chết của vị danh họa. Giờ đây, khẩu súng “khét tiếng” trong lịch sử hội họa ấy sẽ được đem ra bán đấu giá tại Paris (Pháp) với giá trị ước tính vào khoảng 1,5 tỷ đồng. Trước đây, khẩu súng này đã từng được trưng bày tại Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (Hà Lan) hồi năm 2016. Đây là lần đầu tiên khẩu súng được đem ra bán đấu giá. Sự việc bi kịch từng xảy ra vào ngày 27/7/1890, khi danh họa người Hà Lan bị thương nặng do một phát súng bắn vào vùng bụng. Ông qua đời hai ngày sau vì vết thương đau đớn, lúc ra đi, Van Gogh ở tuổi 37, kết thúc một cuộc đời ngắn ngủi nhiều khổ đau, bất hạnh và để lại một gia tài hội họa mà về sau hậu thế mới công nhận những giá trị của nó. Một khẩu súng lục ổ quay từng được tìm thấy ở thời điểm 75 năm sau khi danh họa qua đời, người ta tìm thấy nó trên một cánh đồng gần ngôi làng Auvers-sur-Oise nơi danh họa sống những ngày tháng cuối đời. Các nhà điều tra tin rằng đây rất có thể là khẩu súng đã lấy đi sinh mạng của Vincent Van Gogh.
Giờ đây, nhà đấu giá Drouot ở Paris (Pháp) sẽ rao bán đấu giá khẩu súng này vào tháng 6 tới đây và ước tính giá trị khẩu súng sẽ ở mức tương đương 1,5 tỷ đồng. Các nhà điều tra đã từng xác định khẩu súng này được sản xuất từ hồi những năm 1890. Dù không thể khẳng định chính xác rằng đây chính là khẩu súng lấy đi sinh mạng của Van Gogh, nhưng hình dung chung nhất về khẩu súng ấy vẫn luôn là… “khẩu súng khét tiếng nhất trong lịch sử hội họa”. Khi qua đời, danh họa Van Gogh mới ở tuổi 37 và ông hoàn toàn có thể thực hiện thêm nhiều tác phẩm hội họa nữa trong những năm tháng về sau nếu còn sống sót. Có khá nhiều thông tin trùng khớp giữa khẩu súng này và những chi tiết được lưu lại về cái chết của vị danh họa, như địa điểm tìm thấy khẩu súng, kích cỡ viên đạn, thời điểm khẩu súng được sản xuất. Ngoài ra, khẩu súng này cũng là một dạng vũ khí “hạng nhẹ”, có tính sát thương không quá lớn. Điều này cũng phù hợp với chi tiết vị danh họa đã không qua đời ngay sau khi bị thương. Những chi tiết còn được lưu lại về cái chết của vị danh họa cho biết rằng viên đạn không gây nên một tổn thương chí tử nào cho nội tạng, và Van Gogh thoạt tiên có thể tự mình quay trở về căn nhà trọ nơi ông thuê phòng. Tại đây, ông nằm nghỉ và vẫn có thể nói chuyện với em trai - Theo Van Gogh. Các bác sĩ tại địa phương được mời tới nhưng năng lực của họ không đủ để đưa viên đạn ra khỏi cơ thể họa sĩ. Sau hai ngày, Van Gogh qua đời. Những lời cuối cùng của ông là: “Nỗi buồn sẽ còn mãi”. Trong cuộc đời mình, Vincent Van Gogh đã phải vật lộn với những chứng bệnh tâm lý và có những thời điểm phải trị liệu trong bệnh viện tâm thần.
Về sau, một người nông dân đã tìm thấy khẩu súng này trên cánh đồng nơi Van Gogh từng rất thích tới vẽ. Cánh đồng này cũng chính là nơi Van Gogh đã dành những tháng cuối đời mình để khắc họa. Người nông dân sau đó đã đưa khẩu súng cho người chủ của ngôi nhà trọ trong làng, nơi Van Gogh từng ở khi xưa. Giờ đây, gia đình chủ sở hữu của nhà trọ cũng đang rao bán nơi này. Trong những lá thư đầy mâu thuẫn được Van Gogh viết ngay trước khi qua đời, ông tâm sự: “Tôi rất khỏe, tôi làm việc rất chăm chỉ”, nhưng rồi chính ông lại viết: “Tôi cảm thấy mình đã thất bại. Tương lai ngày càng trở nên u ám hơn, tôi không thấy một tương lai tươi sáng nào hết”. Trong cuộc đời mình, Van Gogh từng tự cắt tai hồi năm 1888. Sau khi ông qua đời, em trai ông đã chôn cất ông ở làng Auvers-sur-Oise. Sau này, người em trai gắn bó tận tụy của ông - Theo Van Gogh - cũng được chôn cất ở đây, bên cạnh anh trai.
Theo bà Adeline Ravoux, người phụ nữ có cha mẹ từng sở hữu căn nhà trọ mà Van Gogh ở thuê, Van Gogh thường chỉ ở nhà trọ vào lúc dùng bữa sáng và bữa tối, trong ngày, ông thường đi ra ngoài để lấy tư liệu vẽ tranh. Vào ngày Van Gogh bị thương, ông quay trở về nhà trọ vào lúc 9h tối, tay ôm bụng. Cha của bà Adeline Ravoux, tức chủ nhà trọ khi ấy, đã hỏi Van Gogh xem có chuyện gì vừa xảy ra, họa sĩ chỉ đáp lại rằng: “Tôi đã cố tự giết mình”. (Theo Dân Trí) Cái nhìn đa chiều về người họa sĩ tài hoa Việt NamNhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt cuốn “Họa sĩ Mai Long – Những bức tranh như những bài thơ” trong loạt sách về các danh họa Việt Nam do họa sĩ Tô Chiêm biên soạn. |