发布时间:2025-01-26 00:57:52 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Luật Đầu tư PPP tạo khung pháp lý vững chắc trong quản lý đầu tư
Phát biểu khai mạc,ôngbốluậtmớicóhiệulựctừnăbong da 88 net Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung cho biết, căn cứ Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chủ tịch nước đã ký 10 Lệnh về việc công bố Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật Thanh niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Toàn cảnh buổi họp báo công bố 10 luật mới có hiệu lực từ năm 2021. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Trong số 10 luật được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV thông qua, có 5 luật mới lần đầu ban hành, gồm: Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Thanh niên 2020; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.
Giới thiệu về những điểm mới của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), ông Vũ Đại Thắng – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc ban hành một đạo luật riêng nhằm bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác. Cùng với đó, việc xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách.
Ông Vũ Đại Thắng cho biết, trước kia, quy định chi tiết cho hoạt động PPP chỉ dừng ở cấp nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công… Khung pháp lý ở cấp nghị định sẽ không ổn định, liên tục phải điều chỉnh, gây nhiều bất lợi cho cả phía nhà nước và doanh nghiệp khi thực hiện các dự án PPP có quy mô đầu tư lớn, dài hạn.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư cũng xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách. Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài từ 20 đến 30 năm. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Luật PPP được ban hành là cơ sở cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng một cách bền vững, lâu dài…
Luật Doanh nghiệp gồm 10 chương, 218 điều, với những cải cách quan trọng nhất, gồm: Cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường; nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến; nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước; thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư kinh doanh; tạo thuận lợi hơn cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp.
Luật Đầu tư gồm 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục, quy định về nguyên tắc áp dụng luật đầu tư và các luật có liên quan; về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư; về quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Đại biểu Quốc hội chỉ được có một quốc tịch Việt Nam
Ông Nguyễn Trường Giang - Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội cơ bản giữ các quy định về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội như Luật tổ chức Quốc hội hiện hành. Về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, để đảm bảo tính chất chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra vi phạm trong quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật mới đã bổ sung một khoản quy định về tiêu chuẩn quốc tịch.
Theo đó, ngoài những tiêu chuẩn chung, Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (khoản 1a Điều 22). Thực hiện chủ trương của Đảng về tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội đã tăng tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách lên ít nhất 40% tổng số Đại biểu Quốc hội (khoản 2 Điều 23).
Luật mới cũng xác định rõ vấn đề chấm dứt việc thực hiện thí điểm 3 văn phòng hợp nhất theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14. Theo đó, đến ngày 01/7/2021 sẽ phải hoàn thành công tác tổ chức Văn phòng tham mưu, giúp việc phục vụ chung cho Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh.
Giới thiệu về thông tin về Luật Thanh niên 2020, ông Trần Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Luật có 7 chương, 41 điều, sẽ thay thế Luật Thanh niên 2005. Luật Thanh niên 2020 quy định 8 điểm mới cơ bản: Thứ nhất, không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà quy định vai trò, trách nhiệm của thanh niên.
Thứ hai, quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Thứ ba, quy định nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Thứ tư, quy định Tháng Thanh niên, Đối thoại với thanh niên. Theo đó, tháng 3 hàng năm sẽ là Tháng Thanh niên.
Thứ năm, quy định về chính sách đối với thanh niên. Thứ sáu, trách nhiệm của tổ chức thanh niên. Thứ bẩy, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên. Thứ tám, quy định về quản lý Nhà nước về thanh niên.
Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án gồm 4 chương, 42 điều, quy định về nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại tòa án; chính sách của Nhà nước đối với hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án; trách nhiệm của TAND trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại tòa án; điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại tòa án.
Nêu điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, đại diện Bộ Tư pháp cũng nêu rõ: để đảm bảo phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp, TAND tối cao và VKSND tối cao đã được bổ sung trách nhiệm lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí bảo đảm chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp, chi phí tham dự phiên tòa của người giám định trong hệ thống Tòa án, Viện Kiểm sát.
Để triển khai thi hành Luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện các hoạt động cụ thể. Trong đó có việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người giám định tư pháp, người tiến hành tố tụng và cán bộ làm công tác quản lý về giám định tư pháp ở các bộ, ngành và địa phương./.
Văn Tuấn
相关文章
随便看看