当前位置:首页 > Cúp C1

【nhận định bóng đá u23 hôm nay】CIEM: Sức chống chịu của kinh tế Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều

CIEM

TS Trần Thị Hồng Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV

Duy trì cải cách trong bối cảnh bình thường mới

Sáng 9/7,ứcchốngchịucủakinhtếViệtNamđãtốthơnrấtnhiềnhận định bóng đá u23 hôm nay Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo "Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020: Tinh thần kiến tạo trong bối cảnh bình thường mới", với sự hỗ trợ của Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Tại hội thảo, các chuyên gia của CIEM đã công bố báo cáo đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2020 và triển vọng kinh tế vĩ mô cho cả năm 2020, đồng thời kiến nghị một số định hướng đổi mới kinh tế (bao gồm cả thể chế kinh tế) và giải pháp chính sách cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2020.

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, dựa đáng kể vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài và, do vậy, chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ đại dịch Covid-19. Nền kinh tế thể hiện ở suy giảm tăng trưởng, xuất khẩu tăng chậm dần, hoạt động của doanh nghiệp, tình hình lao động - việc làm.

Chính phủ cũng đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, kích thích phục hồi kinh tế. Dư địa điều hành tài khóa và tiền tệ vẫn còn để có thể ứng phó với các kịch bản kinh tế trong thời gian tới.

"So với nhiều năm trước, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, thì kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã thể hiện sức chống chịu tốt hơn rất nhiều", bà Trần Thị Hồng Minh nhận xét.

Dù vậy, Viện trưởng CIEM cho rằng còn khá nhiều nội dung tranh luận về chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có khả năng kéo dài và vắc xin đặc trị chưa có, việc phòng chống dịch và bảo đảm sức khỏe của người dân như thế nào để giảm thiểu hệ lụy đối với kinh tế cũng là một câu hỏi khá phổ biến. Hỗ trợ tài khóa - tiền tệ là cần thiết, song có nên bắt chước các giải pháp ồ ạt như ở các nước phát triển khác không? Một câu hỏi khác là làm thế nào để duy trì cải cách kinh tế, cải cách kinh tế cần thích ứng với bối cảnh bình thường mới như thế nào. Cần làm gì để thúc đẩy cải cách song hành với tiến trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở những vấn đề mới như kinh tế số, mô hình sản xuất lưỡng dụng, v.v.?

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng mở ra thêm những vấn đề, khía cạnh mà Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo hơn. Chẳng hạn, yêu cầu phát triển bền vững đã được nói đến nhiều năm, cụ thể hóa ở nhiều văn bản, nhưng phải cần sự chủ động hơn từ phía Chính phủ và doanh nghiệp trong bối cảnh hậu Covid-19 cũng như thực hiện EVFTA.

Tái cơ cấu kinh tế vẫn là yêu cầu hiện hữu, nhưng cũng cần cân nhắc định hướng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế. Hiện nay, một số lĩnh vực đã nhanh chóng có chuyển biến, như ứng dụng kinh tế số trong 6 tháng đầu năm được cho là chuyển biến nhiều hơn so với các năm trước cộng lại và sắp tới có thể còn nhanh hơn.

2 kịch bản tăng trưởng: 2,1% hoặc 2,6%

Báo cáo của CIEM do ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM trình bày đưa ra 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo kịch bản 1, và 2,6% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong kịch bản 1 và giảm 1,9% trong kịch bản 2 (so với năm 2019). Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,7 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2020 lần lượt đạt 4,3% và 4,5%.

Báo cáo tập trung phân tích những diễn biến của đại dịch COVID-19, những phản ứng chính sách của Việt Nam nhằm ngăn chặn và ứng phó hiệu quả với hệ lụy của đại dịch. Việt Nam đã tạo dựng được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với công tác phòng chống dịch, đặc biệt trên phương diện điều hành gắn với "mục tiêu kép".

Quan trọng hơn, Việt Nam vẫn giữ được không gian chính sách kinh tế vĩ mô để ứng phó với những diễn biến bất lợi trong tương lai. Bên cạnh phân tích về một số cơ hội quan trọng, Báo cáo nhận diện những khó khăn, thách thức, bao gồm tính khó đoán định của diễn biến dịch tại các nền kinh tế chủ chốt; tính dễ tổn thương của nền kinh tế do sự đứt gãy các chuỗi giá trị toàn cầu; việc duy trì sức sống cho cộng đồng doanh nghiệp, và các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Tuy được đánh giá cao về kết quả phòng chống dịch và có cơ hội phục hồi kinh tế sớm, Việt Nam vẫn cần thận trọng trong đánh giá tình hình các tháng cuối năm, đồng thời thực hiện các nhóm giải pháp phù hợp để vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế, giữ mạch cải cách, và bảo đảm an sinh xã hội.

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, kinh tế Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như kinh tế thế giới còn rất bất định, đặc biệt là khả năng bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19; việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu. Căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ,... ở một số thị trường và mức độ thích ứng của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, báo cáo cũng phân tích những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 vừa được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 bao gồm: (i) mục tiêu, nguyên tắc, cách tiếp cận trong quá trình soạn thảo; (ii) tiếp tục tạo thuận lợi quá trình gia nhập thị trường, khởi sự kinh doanh; (iii) cải thiện khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông; (iv) nâng cao hiệu lực quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước; và (v) thúc đẩy phát triển thị trường vốn./.

Hoàng Yến

分享到: