CNN ca ngợi cà phê Việt Nam tạo cảm hứng cho thế giới 15 thương hiệu cà phê Việt Nam tham gia “Cuộc thi Vietpresso 2019” Chiến lược mới cho cà phê Việt Nam Hiện tỷ trọng xuất khẩu cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam đã tăng lên mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Ảnh: ST Đầu tư nhiều hơn cho chế biến
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Viacofa) cho biết, ngành cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Ngoài xuất khẩu cà phê nhân, Việt Nam đã đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan. Hiện tỷ trọng xuất khẩu cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam đã tăng lên mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Đây là kết quả của định hướng tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đang được Vicofa đẩy mạnh trong thời gian qua. Theo đó, đây được xem là giải pháp chiến lược để phát triển bền vững ngành cà phê ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 2,46 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong 11 tháng năm 2020 ước đạt mức 1.744 USD/tấn, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Tự cho biết, trong niên vụ 2020-2021, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo sẽ giảm khoảng 15% do ảnh hưởng bão lụt, giá cà phê xuống thấp trong nhiều năm khiến nông dân không mặn mà chăm sóc... Dù có sự giảm sút, song sản lượng cà phê của Việt Nam vẫn ở mức cao trên thế giới, giúp cung ứng nguồn nguyên liệu dồi dào cho hoạt động chế biến. Bên cạnh đó, trong 14 FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết, tất cả các thị trường đều mở cửa cho sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam với mức thuế ưu đãi từ 0 – 5%. Đây chính là lợi thế rất lớn cho các DN khi đầu tư vào chế biến cà phê tại Việt Nam.
Với các lợi thế đó, thời gian qua, hàng loạt dự án đầu tư vào sản xuất cà phê hòa tan đã được đi vào hoạt động như Nhà máy Chế biến cà phê hòa tan của Tập đoàn Intimex được xây dựng trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của thế giới với giá trị đầu tư 30 triệu USD, công suất 550kg/giờ, ước đạt 4.000 tấn/năm. Gần đây, Nestlé Việt Nam cũng đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất viên nén Nescafe Dolce Gusto với công suất 2.500 tấn cà phê/năm; Công ty CP Cà phê Tín Nghĩa khánh thành nhà máy cà phê hòa tan 3.200 tấn thành phẩm/năm giai đoạn 1 ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3. Công ty Vĩnh Hiệp cũng thực hiện liên kết với 10.000 hộ dân xây dựng vùng nguyên liệu 10.000 ha cà phê, với sản lượng khoảng 30.000 tấn, trong đó có 45 ha cà phê chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Vĩnh Hiệp cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất cà phê chất lượng cao của Đức để sản xuất dòng sản phẩm mang thương hiệu cà phê L’amant nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến...
Giá trị cao hơn
Theo số liệu của Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 thị trường trên thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 11,6 - 11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn ở mức thấp do cà phê nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Ngành cà phê đang phấn đấu đến năm 2030 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu là 6 tỷ USD theo mục tiêu Chính phủ đề ra. Trong đó, xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan tăng 30%. Mục tiêu này được đặt ra trong bối cảnh cà phê rang xay, hòa tan đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng.
Điều này được minh chứng qua kết quả xuất khẩu cà phê năm 2020 của Công ty Nestlé Việt Nam. Theo ông William Mackereth, Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty Nestlé Việt Nam, xuất khẩu của Nestlé Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng tới 20% và toàn bộ sản phẩm của công ty là những sản phẩm cà phê chế biến sâu.
Việc đầu tư cho chất lượng và hoạt động chế biến cũng giúp không ít DN Việt Nam XK cà phê với mức giá rất cao. Điển hình như sản phẩm cà phê Arabica rang xay của Công ty Phúc Sinh đang được bán cho khách hàng nước ngoài với giá 28 USD/kg (tương đương trên 600.000 đồng/kg. Theo ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty Phúc Sinh, thời gian qua, công ty đã đầu tư rất lớn vào chế biến và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng nhằm hướng tới thị trường cao cấp. Hiện 70 – 80% lượng cà phê xuất khẩu của Phúc Sinh là chế biến sâu thay vì cà phê nhân thông thường.
Ông Lương Văn Tự cho biết, từ nay đến cuối năm, ngành cà phê cố gắng sẽ xuất khẩu bằng năm ngoái với 1,6 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,8 tỷ USD. Nếu có giảm thì chỉ giảm ít, nhưng lượng xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan phải tăng thêm trong sản lượng xuất khẩu.
顶: 3513踩: 77955
【ti le keo hom nay】Tăng chế biến nhằm nâng giá trị hạt cà phê Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-10 01:14:30
相关文章
- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- Đại sự quán Canada tại Việt Nam trao quà hỗ trợ cộng đồng
- Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
- Doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu chịu trách nhiệm đến cùng về dư nợ
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Quảng Nam: Cháy nhà lúc rạng sáng, 2 vợ chồng tử vong
- Triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội
- Doanh nghiệp bất động sản yên tâm hơn khi phát hành trái phiếu
- Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- Khởi tố 4 bị can tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ
评论专区