【nhận định trung quốc】Ứng dụng công nghệ thông tin vào thống kê, chi trả cho người dân nhận trợ cấp
Theo phản ánh của các địa phương, việc rà soát đối tượng nhận trợ cấp, đặc biệt là lao động tự do để thực hiện chi trả theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg gặp nhiều khó khăn do số lượng nhiều, lao động tự do di chuyển nên khó quản lý theo địa bàn.
Để giải quyết vướng mắc này, bà Chu Thị Lan Hương - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã đưa ra phương án ứng dụng công nghệ thông tin vào thống kê danh sách, chi trả hỗ trợ cho người dân.
Theo bà Hương, phương án đưa ra nhằm mục tiêu giảm khối lượng giấy tờ, thời gian, nguồn lực của người dân và của chính quyền địa phương các cấp trong quá trình thực thi chính sách; đồng thời, giúp hạn chế tối đa tiếp xúc đông người.
Phương án cũng sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí. Đối với địa phương, sẽ giảm được khối lượng lớn công việc, thời gian, giấy tờ...
Đồng thời, giải quyết được vấn đề, nếu người dân được hưởng 2 chế độ trở lên thì sàng lọc để chi trả một chế độ; giải quyết được vấn đề, Chính phủ chỉ hỗ trợ đối với người dân có nguyện vọng hỗ trợ, còn một bộ phận người dân nằm trong đối tượng hỗ trợ nhưng không có nguyện vọng hỗ trợ thì cũng không hỗ trợ.
"Phương án ứng dụng công nghệ thông tin với cơ sở dữ liệu ứng dụng trên toàn quốc sẽ cho phép giảm thiểu trục lợi chính sách, nhanh chóng hỗ trợ người dân, quản lý được dữ liệu, số liệu trên phạm vi toàn quốc"-bà Hương cho biết.
Trước đó, tại Bình Định, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông triển khai xây dựng 1 ứng dụng phần mềm để hạn chế tình trạng trùng lắp đối tượng nhận trợ cấp.
Ứng dụng phần mềm này được sự ủng hộ của Tập đoàn FPT, Viettel, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh xây dựng. Ứng dụng này đã được chạy thử và rất hiệu quả. Tỉnh Bình Định hi vọng trong thời gian sớm nhất ứng dụng sẽ được đưa vào vào sử dụng.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, trong đợt triển khai hỗ trợ sẽ ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trên tất cả các địa phương. Qua đợt hỗ trợ này xây dựng cơ sở dữ liệu của nhiều đối tượng khác nhau, dần dần hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia toàn quốc. Đồng thời, các địa phương thanh toán hỗ trợ qua ngân hàng, bưu điện, tránh thanh toán trực tiếp, nhiều thủ tục không nên yêu cầu người dân đến trực tiếp. |
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Thị trường bất động sản phía Nam: Lượng giao dịch cải thiện
- ·Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh
- ·Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking
- ·Những doanh nghiệp nào đang giàu nhất sàn chứng khoán Việt?
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Gửi tiền tiết kiệm ở tổ chức nào thì được hưởng bảo hiểm tiền gửi?
- ·Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/10: Tăng giảm trái chiều
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·1/3 dự án bất động sản tại TP.HCM bị tắc nghẽn do vấn đề tài chính
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- ·Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Tàu bay có biểu tượng kỷ niệm 50 năm ngoại giao Việt Nam – Pháp về tới TP.HCM