搜索

【giai hà lan】Nghiên cứu cách phòng, chống tội phạm và ma túy

发表于 2025-01-10 11:29:05 来源:Empire777

Để đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm,ứucchphngchốngtộiphạgiai hà lan hiện tượng xã hội tiêu cực, tội phạm và hoạt động của ma túy, ngành công an tỉnh sẽ thực hiện song song 2 nghiên cứu khoa học là “Phòng, chống tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người tỉnh Hậu Giang” và “Tình hình ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang - Thực trạng và giải pháp” để hạn chế vấn nạn cho xã hội.

Thực hiện đề tài, ngành công an sẽ cùng phối hợp tốt với người dân, ngành chức năng, các địa phương phòng, chống tệ nạn gây nguy hiểm đến sinh hoạt đời sống xã hội.

Trong những năm qua, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tuy đã được giữ vững, tội phạm được kéo giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp theo từng lúc, từng nơi. Đặc biệt trong năm 2018, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra lên đến 46 vụ, tăng 9 vụ so với 2017. Tội phạm đã dùng những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn nên gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh, từ năm 2013-2018, toàn tỉnh phát hiện 1.630 vụ phạm tội về trật tự xã hội. Trong đó, có trên 580 vụ xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, chiếm gần 36% tổng số vụ. Hậu quả đã làm chết 53 người, bị thương 213 người. Bên cạnh đó, tình hình ma túy và tội phạm liên quan đến buôn bán ma túy cũng diễn biến khôn lường. Hậu Giang đã trở thành địa bàn trung chuyển, tiêu thụ bất hợp pháp ma túy. Số vụ ma túy phát hiện liên tục tăng từ năm 2015 là 22 vụ, đến 2016 tăng lên 24 vụ, đến năm 2017 tăng thêm 6 vụ (30 vụ), đến năm 2018 là 46 vụ. Số người nghiện ma túy cũng gia tăng: năm 2015 là 489 người, năm 2016 là 553 người, năm 2017 là 776, năm 2018 là 1.038 người.

Từ thực trạng trên nên công tác phòng, chống cần được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ hơn. Bởi, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm không chỉ của ngành công an mà cần lan tỏa ra cộng đồng. Sự hợp tác của người dân, toàn xã hội cũng như ngành chức năng sẽ là cánh tay đắc lực và nhanh chóng giúp ngành công an kịp thời phát hiện và thực thi nhiệm vụ của mình.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Phước Nguyên, chủ nhiệm đề tài “Phòng, chống tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người tỉnh Hậu Giang”, thông tin: “Tôi đặc biệt quan tâm về vấn đề này, bởi vì ngành công an đã cố gắng thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhưng tình trạng này vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Từng loại tội phạm tăng, giảm thất thường; công tác tuyên truyền, phòng, chống đối với tội phạm chưa đi vào chiều sâu; người dân vẫn chưa chủ động trong việc tự vệ bản thân; công tác tiếp cận, giải quyết tố giác, tin báo của công an chưa thực hiện tốt. Hơn nữa, công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng chưa được chặt chẽ; các mô hình phòng, chống tội phạm trên địa bàn chưa được hiệu quả… Chính vì vậy, từ nguồn hỗ trợ kinh phí sự nghiệp nhà nước và sự phối hợp của các ngành, địa phương thông qua đề tài này sẽ góp phần tích cực cho công tác phòng, chống tội phạm của ngành công an”.

Được biết, trong thời gian nghiên cứu, các chủ nhiệm sẽ xây dựng mô hình điểm, điều tra thực địa tại những địa bàn có nguy cơ nhất của tỉnh. Qua đó, ngành công an sẽ có cơ hội tiếp cận với quần chúng nhân dân hơn để tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phương pháp phòng, chống, tố giác tội phạm. Qua đây, lực lượng chức năng sẽ càng đi sâu vào địa bàn, nắm rõ, khoanh vùng từng đối tượng có tiền sử phạm tội, có nguy cơ phạm tội mà quản lý sâu sát, kịp thời.

Cử nhân Nguyễn Thị Kim Diệu, Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy, chủ nhiệm đề tài “Tình hình ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang - Thực trạng và giải pháp”, cho biết: “Trong 24 tháng tới, chúng tôi sẽ thu thập số liệu tại cơ sở để làm rõ hơn tình hình tội phạm ma túy, về diễn biến, cơ cấu, tính chất, mức độ, cũng như nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Từ đó, xây dựng cơ sở thông tin, tài liệu có liên quan trên cơ sở phân tích tâm lý tội phạm và kiến nghị những giải pháp hữu hiệu, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm trong thời gian tới”.

Phòng, chống tội phạm nói chung và ma túy nói riêng đang là vấn đề cấp bách, cần được giải quyết sớm, vì đây là vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, 2 đề tài nghiên cứu nói trên sẽ là cơ sở để tỉnh, ngành công an và các đơn vị, địa phương cùng phối hợp tốt thực hiện các biện pháp có hiệu quả cùng hạ tỷ lệ phạm pháp trong xã hội. Cử nhân Nguyễn Thị Kim Diệu quyết tâm: “Sau khi kết thúc đề tài, chúng tôi sẽ cố gắng ứng dụng tốt các giải pháp tìm được để hàng năm có 100% tin tố giác tội phạm và kiến nghị liên quan được tiếp nhận, giải quyết đúng quy định. Bên cạnh đó, phấn đấu hàng năm tỷ lệ bắt, xử lý tội phạm về ma túy tăng so với năm trước ít nhất 0,5%, không có người bị oan sai hay bỏ lọt tội phạm”.

Bà Đỗ Thị Bích Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Tôi nhận thấy hiệu ứng tích cực của kết quả nghiên cứu mà 2 đề tài sẽ mang đến. Song song trong tiến trình nghiên cứu, các cấp hội phụ nữ tỉnh sẽ cùng đồng hành phối hợp tốt với ngành công an, ban chủ nhiệm. Bởi, ngoài việc tuyên truyền, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò chính trong việc nuôi dưỡng con cái và tuyên truyền phòng, chống tệ nạn, tội phạm”.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【giai hà lan】Nghiên cứu cách phòng, chống tội phạm và ma túy,Empire777   sitemap

回顶部