当前位置:首页 > La liga

【atlas – santos laguna】Thoái vốn tại các DN làm ăn hiệu quả: Không thể bán vội, bán rẻ gây xáo trộn thị trường

thoai von tai cac dn lam an hieu qua khong the ban voi ban re gay xao tron thi truong

Như Báo Hải quan đã đưa tin, Chính phủ đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xây dựng lộ trình bán hết vốn tại 10 doanh nghiệp lớn mà Nhà nước sở hữu tỷ lệ lớn.

10 doanh nghiệp đó gồm: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia; Công ty Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang; Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong; Công ty Hạ tầng và bất động sản Việt Nam; Công ty Nhựa Bình Minh; CTCP Sữa Việt Nam; Công ty CP FPT; Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang và Công ty Viễn thông FPT.

Sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ, SCIC đã xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện trước hết với Vinamilk ngay trong năm 2016. 9 doanh nghiệp còn lại cũng thực hiện trong năm nay và đầu năm sau.

Việc triển khai bán vốn tại các doanh nghiệp này được thực hiện theo một trình tự, lộ trình phù hợp với nguyên tắc thu về lợi ích cao nhất cho Nhà nước đồng thời thúc đẩy thị trường phát triển, không gây biến động lớn làm ảnh hưởng đến việc thoái vốn tại các DN khác có quy mô nhỏ hơn.

Riêng với Vinamilk, ông Đặng Quyết Tiến ví doanh nghiệp này như "một bông hoa đẹp" với quy mô vốn Nhà nước lên tới trên dưới 100.000 tỷ đồng nên khi bán ra cần thận trọng. Thị trường cũng khó có thể hấp thụ trong một thời điểm mà có thể thực hiện nhiều lần, không thể bán vội, bán rẻ được. Phải có lộ trình và có sự tham gia của nhà đầu tư ngoài, như vậy mới đủ nguồn lực mua.

Đề cập vai trò của Bộ Tài chính trong quá trình bán vốn tại Tổng Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng Công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), ông Tiến cho biết, 2 doanh nghiệp này vẫn đang thuộc quản lý của Bộ Công Thương, chưa bàn giao về SCIC. Vì vậy, Bộ Tài chính chủ yếu chỉ giám sát và đưa ra ý kiến tham gia nếu Bộ Công Thương cần.

分享到: