Sau gần 3 năm thực hiện,ỗtrợhợpchuẩnđểthúcđẩyxuấtkhẩuthủcôngmỹnghệlịch thi đấu bóng đá cúp ý được sự hỗ trợ của Quỹ châu Á, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, trên cơ sở khảo sát khách hàng nhập khẩu và doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, tiến hành các hoạt động can thiệp, Vietcraft đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống hợp chuẩn và chuẩn đoán hợp chuẩn trực tuyến cho các doanh nghiệp thuộc ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Ông Filip Graovac, Phó Trưởng đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam cho biết, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề hợp chuẩn.
Nếu trước đây các vấn đề hợp chuẩn chỉ thường là các yêu cầu về mặt chất lượng thì ngày nay các vấn đề hợp chuẩn được mở rộng rất nhiều bao gồm cả các vấn đề xã hội, môi trường, thậm chí cả các vấn đề an ninh. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có kế hoạch và chiến lược phù hợp để thích ứng tốt hơn với các yêu cầu đó mặc dù đây là vấn đề không đơn giản do doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nguồn lực và duy trì các chứng chỉ sau khi đã đạt được hợp chuẩn.
Khảo sát trong năm 2016 của Vietcraft đối với 100 nhà nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cho thấy, có 67,4% nhà nhập khẩu yêu cầu nhà cung cấp Việt Nam yêu cầu hợp chuẩn từ 1-5 năm gần đây. Ngoài ra, 100% khách hàng đồng ý rằng trong 5 năm tới ít nhất 30% nhà cung cấp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hợp chuẩn, 75% khách hàng đòi hỏi ít nhất 50% các nhà cung cấp của họ phải đáp ứng hợp chuẩn.
Hiện hầu hết khách hàng đều tự đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chuẩn riêng của họ (như IKEA, Walmart, Target…) hoặc tham gia vào một tổ chức được công nhận rộng rãi như Better Work, SA8000, ICS, BSCI, SMETA… Nhưng gần đây, một số khách hàng ở Mỹ như Walmart cũng đang có xu hướng chấp nhận các chuẩn như BSCI hoặc SMETA mà không phải đánh giá lại trách nhiệm xã hội.
Trong khi đó, khảo sát của Vietcraft đối với các công ty thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng cho thấy chỉ khoảng 73% doanh nghiệp hiểu về các quy định của hợp chuẩn. Tỷ lệ này đạt cao hơn ở phía Nam với 94% doanh nghiệp, trong khi tại phía Bắc và miền Trung chỉ đạt 52%.
Ông Nguyễn Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Vietcraft cho biết, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng hợp chuẩn do hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn thiện, không đồng bộ và nằm rải rác. Nhiều mục khách hàng yêu cầu lại không có quy định trong luật pháp Việt Nam. Sản xuất hàng còn phụ thuộc nhiều vào làng nghề, khó khăn trong việc quản lý sản xuất và đáp ứng yêu cầu hợp chuẩn.
Nhà cung cấp cũng gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự phụ trách hợp chuẩn; các chi phí để quy trì hệ thống hợp chuẩn còn rất cao, bao gồm khám sức khỏe, đo môi trường, xử lý chất thải… Theo ông Ngọc, các chi phí này có thể lên tới 100 triệu đồng/năm, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ.
Tiêu chí đánh giá của khách hàng cũng khác nhau. Việc đánh giá của các đánh giá viên cũng có sự khác nhau giữa các công ty đánh giá, giữa các nhận viên trong cùng công ty đánh giá về cùng một vấn đề. Đặc biệt, mặc dù phải tốn kém nhiều chi phí và công sức để áp dụng hợp chuẩn, nhưng nhiều trường hợp khách hàng không có sự cam kết ổn định về đơn hàng, chỉ đặt 1 – 2 đơn hàng rồi ngưng dẫn tới tâm lý chán nản khi thực hiện hợp chuẩn của doanh nghiệp Việt Nam.
Trước thực tế đó, ông Ngọc cho rằng giải pháp sắp tới là cần tiếp tục mở rộng các hoạt động tư vấn, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự liên kết giữa các nhà cung cấp để có thể sử dụng một chứng chỉ của một nhà cung cấp xuất ủy thác cho nhiều nhà cung cấp. Các doanh nghiệp cũng cần đàm phán với các tập đoàn có yêu cầu hợp chuẩn từ nhà cung cấp, yêu cầu cam kết về nguồn hàng để có sự cam kết ổn định về đơn hàng…
Từ năm 2014, Vietcraft đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các hội viên của mình và góp phần xây dựng chính sách dựa trên thực tế” do Quỹ châu Á tài trợ. Đây là một phần dự án Hiệp hội doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vì sự phát triển năng động và toàn diện tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ. Đến nay, sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng hệ thống hợp chuẩn cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hệ thống được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn chất lượng, sinh thái và xã hội của các quy định hợp chuẩn quốc tế. Nguyên tắc xuyên suốt của bộ tiêu chí này dựa trên các nguyên tắc của sản xuất bền vững đã được Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Cơ quan phát triển môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) thông qua. Phát triển bền vững bao gồm yếu tố bền vững từ sản xuất đến tiêu dùng, từ bền vững về nguyên liệu, bền vững về quá trình sản xuất, bền vững về phân phối, bền vững về tiêu thụ của người tiêu dùng và bền vững sau khi sản phẩm hết tuổi thọ. |