Chiều ngày 28/9/2018,ấtkhẩunônglâmthủysảnkhảthivớimụctiêuđạttỷnhận định ajax amsterdam tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức họp báo quý III về tình hình sản xuất kinh doanh và giải pháp cuối năm 2018. Tại cuộc họp, báo giới đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh kết quả xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản, tác động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tình trạng xuất hiện hàng loạt xe ô tô mang biển hộ đê giả... Mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD năm 2018 là hoàn toàn khả thiTại cuộc họp báo, quyền Chánh văn phòng Bộ NN&PTNT Trần Quốc Tuấn cho biết, mặc dù phải đối mặt với 14 loại hình thiên tai với những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản (tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 12.356 tỷ đồng), nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành 9 tháng năm 2018 vẫn đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Theo đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó: Nông nghiệp tăng 2,81%; lâm nghiệp tăng 6,0%; thuỷ sản tăng 6,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 3,65%. Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành, có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản với giá trị sản xuất tăng 6,46%, lâm nghiệp tăng 6%... và những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu… Tổng kim ngạch XK toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý đã đề ra. Theo nhận định của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp đề ra năm 2018 đạt 40 tỷ USD là hoàn toàn có khả thi. Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, ngay trong tháng 10/2018, Bộ NN&PTNT quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo định hướng phát triển 3 trục sản phẩm chủ lực là sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm chủ lực địa phương. Đồng thời, bộ sẽ làm tốt công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường và tổ chức hệ thống phân phối, tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu; cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra chuyên ngành để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... Liên quan đến giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường, tại cuộc họp các nhà báo đã đặt câu hỏi về những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Toản - quyền Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho hay: "Cuộc xung đột này tác động hai chiều, vừa tích cực và tiêu cực đến ngành Nông nghiệp Việt Nam. Tác động tích cực là Việt Nam có cơ hội tăng XK nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản sang hai thị trường này. XK nông sản Việt Nam có nhiều sản phẩm có lợi thế so sánh, nhất là nhóm hàng thuỷ sản như cá tra, tôm, rôphi có thể đẩy mạnh XK sang Trung Quốc. Đồng thời, chúng ta có thể tăng cường sản phẩm mực, hàu, điệp, tôm hùm sang Mỹ. Nhóm hàng gỗ cũng có tiềm năng rất lớn đối với thị trường này". Tác động tiêu cực của cuộc chiến này là sẽ có hàng hoá từ các nước tràn vào Việt Nam, từ đó có thể xuất hiện gian lận thương mại như nhiều sản phẩm từ Trung Quốc mượn thương hiệu Việt Nam để xuất sang nước thứ ba, ảnh hưởng tới sản phẩm nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thay đổi mẫu biển xe hộ đê, cần thiết thì dán tem chống làm giả Vấn đề xe ô tô mang biển hộ đê giả cũng là chủ đề “nóng” tại cuộc họp báo hôm nay với hàng loạt câu hỏi của báo giới về tình trạng xuất hiện hàng loạt xe ô tô mang biển hộ đê giả, trong đó có rất nhiều xe sang mang biển trắng, không phải là xe công vụ. Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Đức Quang - Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục sự cố thiên tai nêu rõ, việc cấp biển xe hộ đê của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai là đúng quy định và làm chặt chẽ. Đến nay theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai, có 858 hồ sơ xin cấp biển xe hộ đê nhưng chỉ cấp cho 568 hồ sơ hợp lý. Việc cấp biển xe hộ đê do Ban Chỉ đạo Trung ương và các ban chỉ huy ở các địa phương thực hiện. Sau khi rà soát, Tổng cục Phòng chống thiên tai phát hiện có một số xe được cấp biển xe hộ đê hợp pháp nhưng lại sử dụng không đúng quy định như hết hạn nhưng vẫn tiếp tục sử dụng, một số là biển giả. Để ngăn chặn vấn nạn dùng biển xe hộ đê giả nhằm trốn phí khi qua các trạm, ông Nguyễn Đức Quang cam kết: "Cơ quan chịu trách nhiệm là Tổng cục Phòng chống thiên tai sẽ rà soát lại các xe được cấp biển xe hộ đê và bổ sung thêm quy trình cấp xét xe hộ đê, đặc biệt là sẽ xem xét cả lý lịch xe, yêu cầu gửi cả ảnh chụp biển xe xem có đúng xe công vụ biển xanh không". Theo ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, để ngăn chặn và phòng ngừa, hàng năm Tổng cục Phòng chống thiên tai sẽ thay đổi mẫu biển xe hộ đê, cần thiết thì dán tem chống làm giả. "Đối với những địa phương cấp quá nhiều biển cho xe hộ đê như trường hợp tại tỉnh Hải Dương, người có quyền cấp biển phải chịu trách nhiệm”, ông Hoài bổ sung thêm./. Khánh Linh |