【soi kèo c2 đêm nay】Trở lại Mũi Chùi
Số người cao tuổi có thời gian gắn bó và hiểu rõ về địa danh Mũi Chùi nay không còn nhiều. Theo lời giới thiệu, tôi tìm đến nhà của ông Hai Chơi (Đỗ Văn Chơi) tại ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh. Năm nay ông Hai đã tròn 80 tuổi, nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông có gần trọn cuộc đời gắn bó với mảnh đất U Minh và từng là cán bộ, giữ nhiều vị trí khác nhau của huyện. Ký ức về tên gọi Mũi Chùi vẫn còn in đậm trong tâm trí ông.
Số người cao tuổi có thời gian gắn bó và hiểu rõ về địa danh Mũi Chùi nay không còn nhiều. Theo lời giới thiệu, tôi tìm đến nhà của ông Hai Chơi (Đỗ Văn Chơi) tại ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh. Năm nay ông Hai đã tròn 80 tuổi, nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông có gần trọn cuộc đời gắn bó với mảnh đất U Minh và từng là cán bộ, giữ nhiều vị trí khác nhau của huyện. Ký ức về tên gọi Mũi Chùi vẫn còn in đậm trong tâm trí ông.
Thế trận “gậy ông đập lưng ông”
Người dân xóm Mũi Chùi tận dụng đất trống xung quanh nhà để trồng rau tăng thêm thu nhập. |
Vào những năm 1955-1960, tên gọi Mũi Chùi vẫn chưa ra đời và huyện U Minh vẫn chưa được thành lập. Những năm này, chính quyền Ngô Ðình Diệm tiến hành chiến dịch “tố cộng” trên diện rộng. Khi đó, xã Khánh Lâm cũng là một căn cứ địa cách mạng của miền Nam. Chính vì vậy, Mỹ - Diệm nhanh chóng thành lập đồn Nỗng Cạn, Khánh Lâm để đàn áp phong trào cách mạng. Chúng huy động dân ấp 9, xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời (nay là ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh) đào con kinh mới trên vùng đất thuộc. Con kinh ngang 4 m, sâu 1,5 m kéo dài, tiếp giáp với con kinh Ba Thước (nay thuộc xã Khánh Tiến) đã được đào trước đó. Khi con kinh hình thành sẽ tạo thành gọng kìm chia tách dân cư khu vực với lực lượng cách mạng của ta đang hoạt động bí mật trong rừng tràm.
Tuy nhiên, khi con kinh đào được gần 2 km, lực lượng cách mạng của ta đã biết được ý đồ của chúng nên lên kế hoạch ngăn cản. Ban đêm, khi lực lượng lính đồn đã rút về hết, cán bộ của ấp 9 (lúc bấy giờ) và các chiến sĩ luồn rừng trở về, bí mật tuyên truyền cho người dân trong ấp nhận thấy được âm mưu của bọn tay sai. Ngay trong đêm, mọi người đã cùng nhau san lấp lại đoạn kinh đã đào trước đây. Nhưng do con kinh được đào sâu và rộng nên số lượng đất lấp lại không như hiện trạng ban đầu. Khúc kinh khi đó giống như một bãi lầy, khiến cho việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Và cái tên gọi Mũi Chùi cũng xuất hiện từ đó.
Thấy khu vực Mũi Chùi hiểm trở, lực lượng của ta mới đề ra ý tưởng biến nơi đây thành cái bẫy để ngăn chặn địch. Quân ta tiến hành gài chông, thuốc nổ, bom mìn quanh khu vực Mũi Chùi. Biết được âm mưu thất bại, bọn Mỹ - nguỵ điên cuồng càn quét và mở nhiều cuộc hành quân nhằm đàn áp chiến sĩ ta cũng như Nhân dân ấp 9.
Tuy nhiên, khi lính đồn Nỗng Cạn tìm cách vượt qua khu Mũi Chùi, chúng đã gặp phải sự phản kháng dữ dội của ta. Không ít quân địch đã phải bỏ mạng vì cái bẫy quân ta đã cài sẵn. Ý đồ đào kinh Mũi Chùi để chia cắt lực lượng của ta giờ đây đã trở thành công cụ để ta chống lại địch.
Mãi sau này, khi cuộc chiến trở nên ác liệt, đặc biệt là trong chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, lực lượng của ta cũng tận dụng khu vực Mũi Chùi để chống phá biết bao trận càn, góp phần làm nên thắng lợi chung của Ðảng bộ và quân, dân U Minh.
Cuộc sống mới đang về
Sau ngày giải phóng, con kinh Mũi Chùi cũng được đào lại để thuận tiện trong việc giao thương, đi lại của người dân. Năm 1979, huyện U Minh được thành lập. Sau nhiều lần phân chia địa giới hành chính, con kinh Mũi Chùi phần lớn thuộc ấp 6, ấp 7, xã Khánh Hoà và một phần xã Khánh Tiến.
Con kinh Mũi Chùi hoà cùng dòng kinh Xáng Mới và kinh Công Nghiệp đã thu hút nhiều nhóm dân cư về đây sinh sống. Trong số đó có khá đông đồng bào là người Khmer.
Theo lời ông Lê Minh Tuấn, Bí thư Chi bộ ấp 6, xã Khánh Hoà: “Chỉ tính riêng trong ấp có 131/318 hộ dân tộc Khmer. Ðời sống của người dân chủ yếu bằng 1 vụ lúa, 1 vụ tôm. Bên cạnh đó, bà con cũng đẩy mạnh việc tận dụng đất trống để trồng hoa màu, phát triển chăn nuôi. Tuy chưa thể nói là giàu, nhưng mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao”.
Ông Hai Chơi phấn khởi: “Với sự chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước, đời sống dân Mũi Chùi bây giờ đã thay đổi nhiều lắm. Việc quy hoạch phát triển sản xuất phù hợp với truyền thống làm nông nghiệp và đất đai. Thời gian gần đây, đa phần người dân đều trúng tôm, trúng lúa. Ðã mấy chục năm gắn bó, giờ nhìn lại, thấy cuộc sống thực sự đổi thay”.
Khu vực Mũi Chùi hôm nay, các tuyến đường đều đã được bê-tông hoá. Những căn nhà kiên cố đang dần mọc lên. Dẫu cuộc sống dân cư còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc, nhưng với sự hỗ trợ như: cấp đất ở tập trung, đào tạo nghề, cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân.
Ông Lê Minh Tuấn cho biết: “Trong năm 2015, chi bộ tiếp tục phân công đảng viên trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, đặc biệt đối với 19 hộ nghèo là người dân tộc. Hướng dẫn họ cách thức làm ăn, làm sao để phấn đấu giảm nghèo nhiều hơn nữa”./.
Bài và ảnh: Trần Chương
相关文章
Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
Một hình ảnh mô phỏng Galaxy S8 thành phẩm. (Nguồn: Veniamin Geskin)Trang mạng chuyên tin về Android2025-01-25- Your browser does not support the audio element.2025-01-25
Giá dầu diesel giảm tiếp hơn 100 đồng/lít từ 20 giờ ngày 10/2
Giá dầu diesel trong nước sẽ giảm tối thiểu là 109 đồng/lít từ 20 giờ ngày hôm 10/2 trong khi các mặ2025-01-25Rèn luyện đạo đức cách mạng như ‘ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong’
Không chỉ “tự mình” rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải bền bỉ hằng ngày2025-01-25Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
Giới truyền thông của Hàn Quốc trước đó đưa tin Galaxy Note 7 sẽ là sản phẩm có kích thước mỏng hơn2025-01-25Triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ tại các địa phương trong tháng 11/2013
Ngày 7/11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: Việc tiêm vắc xin Quinvaxem (5 trong 1) trong đợt2025-01-25
最新评论