【kq trận chelsea】Tăng cường hậu kiểm những doanh nghiệp có hoạt động phức tạp

[Thể thao] 时间:2025-01-11 04:58:31 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:182次

Cán bộ hải quan rà soát hồ sơ XNK của DN,ăngcườnghậukiểmnhữngdoanhnghiệpcóhoạtđộngphứctạ<strong>kq trận chelsea</strong> phục vụ công tác hậu kiểm.

Cán bộ hải quan rà soát hồ sơ XNK của DN, phục vụ công tác hậu kiểm. Ảnh: Hải Anh

Ông Nguyễn Tiến Lộc - Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) - Tổng cục Hải quan đã chia sẻ với phóng viên TBTCVN về công tác hậu kiểm năm 2020.

Hạn chế cần khắc phục

Theo đánh giá của ông Nguyễn Tiến Lộc, thời gian qua, hoạt động hậu kiểm của ngành Hải quan về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các đơn vị hải quan đã chủ động đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích thông tin tập trung vào các chuyên đề, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, các mặt hàng rủi ro cao.

Tiêu biểu là việc triển khai chuyên đề hậu kiểm có tính chuyên môn cao, phức tạp như khoáng sản xuất khẩu, thép, nhôm; kiểm tra đối với DN có dấu hiệu rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, nhờ đó đã đạt được 2 mục tiêu cốt lõi là chống thất thu và nâng cao tính tuân thủ pháp luật của DN. Đến nay, công tác hậu kiểm đã từng bước được nâng lên cả về lượng và chất.

Năm 2019, toàn ngành đã thực hiện 4.673 cuộc hậu kiểm, trong đó có 1.504 cuộc tại trụ sở người khai hải quan (tăng 74% so với năm 2018); 3.169 cuộc tại trụ sở hải quan. Qua kiểm tra, cơ quan hải quan đã ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính hơn 2.293 tỷ đồng, đã thực thu vào ngân sách hơn 2.262 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018.

“Đóng góp vào kết quả chung của ngành, Cục KTSTQ đã thực hiện 295 cuộc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, đạt 197% so với chỉ tiêu được giao của năm 2019. Tổng số tiền ấn định và xử phạt vi phạm hành chính là 818,36 tỷ đồng, đã thực thu (bao gồm cả thu nợ năm trước) số tiền 820,57 tỷ đồng…” - lãnh đạo Cục KTSTQ cho biết.

Mặc dù đạt được kết quả nêu trên, lãnh đạo Cục KTSTQ cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác hậu kiểm còn “dư địa” để phấn đấu và chỉ ra những hạn chế, đòi hỏi lực lượng hậu kiểm toàn ngành khắc phục trong năm 2020.

Cục thể như: Việc thu thập, xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch, chuẩn bị hậu kiểm còn chậm, chưa sát với thực tế. Việc phối hợp kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan, cơ quan thuế và cơ quan liên quan chưa cao dẫn đến một số trường hợp trùng lặp đối tượng kiểm tra, ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ thực hiện các cuộc hậu kiểm. Một số cục hải quan tỉnh, thành phố có kết quả chưa tương xứng với khả năng như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Tập trung vào DN rủi ro cao

Đề cập đến nhiệm vụ năm 2020, ông Nguyễn Tiến Lộc cho biết, lực lượng KTSTQ quyết tâm tạo chuyển biến căn bản trong hoạt động, thông qua việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ (ngày 19/11/2019) của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác KTSTQ trong toàn quốc...

Cụ thể, sau khi chỉ thị được ban hành, Cục KTSTQ đã tổ chức hội nghị toàn thể lãnh đạo, công chức để quán triệt tinh thần, nội dung của chỉ thị.

Ông Nguyễn Tiến Lộc cho biết thêm, để hiện thực hóa được mục tiêu nêu trên, lực lượng KTSTQ hải quan sẽ nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ, tập trung thực hiện các chuyên đề trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, hướng dẫn triển khai thực hiện trong toàn lực lượng hậu kiểm nhằm phát hiện, xử lý thống nhất các sai phạm của doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro và dấu hiệu vi phạm; chú trọng thực hiện kiểm tra các trường hợp DN có rủi ro cao, hoạt động XNK phức tạp và thực hiện sản xuất, XNK tại nhiều địa phương khác nhau; kiểm tra làm mẫu tại các lĩnh vực trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn hải quan địa phương thực hiện. Cơ quan quản lý đẩy mạnh quan hệ đối tác hải quan - DN, trước mắt, tập trung vào nhóm DN ưu tiên nhằm tạo sự đồng thuận, hợp tác của DN đối với công tác hậu kiểm trong toàn ngành...

Đối với việc khắc phục hạn chế trong công tác hậu kiểm, năm 2020, ngành Hải quan sẽ đẩy mạnh cải cách hoạt động nghiệp vụ KTSTQ (nâng cấp và ứng dụng công nghệ trong việc thu thập thông tin, đánh giá DN; công tác xử lý, phân tích, sàng lọc thông tin trước kiểm tra; công tác xử lý kết quả hậu kiểm).

Đồng thời, cơ quan hải quan nâng cao chất lượng công tác giải trình, đối thoại, giải quyết khiếu nại nhằm hạn chế phiền hà cho DN, không để phát sinh nợ thuế, tránh khiếu nại, khiếu kiện; tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, gắn với thực hiện nhiệm vụ hậu kiểm theo quy định của Luật Hải quan.

Để công tác hậu kiểm đạt hiệu quả như mong muốn, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 20/CT-TTg cho các cục hải quan địa phương, kết hợp trao đổi nghiệp vụ, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực KTSTQ. Mục tiêu tổng quát là đưa công tác hậu kiểm trở thành một trụ cột của quản lý hải quan hiện đại, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật.

Hải Linh

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接