发布时间:2025-01-26 00:58:19 来源:Empire777 作者:Cúp C2
TPHCM: Tập trung giải pháp thu ngân sách trong 4 tháng cuối năm | |
Ngăn chặn nhiều vụ sản xuất,ậptrungngănchặnsuythoáikinhtếsoi kèo tottenham tối nay kinh doanh vật tư y tế kém chất lượng, đã qua sử dụng | |
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã |
Thách thức lớn trong điều hành kinh tế
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp, lao động, việc làm… Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đối phó với những thách thức này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ KH&ĐT chủ động nắm bắt tình hình và đề xuất các giải pháp trong chỉ đạo điều hành. Dập dịch tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng nhất nhưng bên cạnh đó cần có các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại đến nền kinh tế, duy trì sản xuất ở mức độ hợp lý và nắm bắt được các cơ hội mới. Bối cảnh thế giới cũng như Việt Nam đã thay đổi lớn trong thời gian qua, đòi hỏi cần có cách tiếp cận mới, phù hợp hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an sinh, trật tự xã hội và phục hồi tăng trưởng.
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã yêu cầu phải thần tốc, dồn mọi nguồn lực xử lý triệt để ổ dịch đồng thời quyết liệt chống đứt gãy nền kinh tế và không để kinh tế tăng trưởng âm. Rõ ràng, đây là bài toán khó cho toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt đây sẽ là thách thức lớn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bởi như Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đã từng nhận định, chưa bao giờ việc dự báo, xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế lại khó như bây giờ bởi các biến số của nền kinh tế liên tục thay đổi.
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những điểm nhấn trong điều hành nền kinh tế giữa đại dịch lần thứ hai là việc đến thời điểm hiện tại, Chính phủ quyết định không thực hiện giãn cách xã hội trên toàn quốc, thay vào đó, chỉ thực hiện khoanh vùng các địa điểm bùng phát dịch để các địa phương không có dịch vẫn có thể duy trì các hoạt động kinh tế bình thường. Cách làm này được cho là giúp giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế, rút kinh nghiệm từ việc nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị tác động trong thời gian giãn cách toàn quốc hồi đầu năm. Đây được xem là cơ hội để Việt Nam có thể thực hiện được “mục tiêu kép” trong năm nay.
Để giữ được tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020, hiện tại đầu tư công đang được xem là “át chủ bài”. Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, đầu tư công là động lực quan trọng cho tăng trưởng năm nay. Tuy nhiên, ông lưu ý, nguồn lực tài chính của Nhà nước là có hạn và chúng ta không thể dựa lâu dài vào đó. “Bên cạnh sự nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay, tôi mong muốn Chính phủ phải tiếp tục cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cần thúc đẩy đầu tư tư nhân để sản xuất lâu dài cho nền kinh tế, chúng ta không thể dựa lâu dài vào đầu tư công. Ví dụ, thay vì những biện pháp kém hiệu quả, chúng ta có thể cân nhắc chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư, tức là cho phép những doanh nghiệp nếu thực hiện đầu tư trong năm nay thì sẽ được khấu trừ một khoản thuế trong tương lai tùy theo quy mô đầu tư của họ. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong năm nay và tạo nền tảng tiền đề để khôi phục sản xuất kinh doanh hậu Covid-19”, PGS. TS Phạm Thế Anh nói.
Cần tạo chuỗi giá trị thuần Việt
Nếu chỉ Chính phủ nỗ lực chống dịch, phục hồi kinh tế thôi là chưa đủ. Để cứu nền kinh tế không rơi vào suy thoái, cần sự nỗ lực vượt bậc của từng người dân, doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, nhưng trong 7 tháng đầu năm, ảnh hưởng của đại dịch đã khiến rất nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Theo số liệu từ cơ quan thống kê, có 63.461 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng qua, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái (trung bình hơn 9.000 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng). Nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp là khu vực cần phải được quan tâm nhiều nhất, bởi chỉ khi doanh nghiệp cầm cự và đi qua được đại dịch thì nền kinh tế mới có cơ hội khôi phục nhanh sau đại dịch.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, khu vực DN phải là khu vực được quan tâm nhiều nhất để tăng trưởng và phát triển. Về phía DN, trước hết, các DN phải xác định tự mình vượt khỏi đại dịch, bằng cách nâng cao khả năng phòng ngừa trước sự quay trở lại của dịch Covid cũng như các dịch bệnh trong mùa Thu, Đông năm nay. Điều này vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện để thực thi các hiệp định thương mại đã ký kết. DN cũng phải tự mình vượt khó khăn bằng tái cấu trúc lại sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những gì không cần thiết để quy trình sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
“Đặc biệt, các DN phải ngay lập tức chú ý, chiếm lĩnh thị trường nội địa. Thị trường XK hiện khó khăn, đây là cơ hội để DN hiểu và nắm bắt lại thị trường nội địa rất lớn với 100 triệu dân, điều này sẽ giúp khả năng tiêu thụ tăng lên, sản xuất mới được vực dậy. Bên cạnh đó, Chính phủ cùng với các hiệp hội DN cần giữ vai trò trở thành người kết nối giữa thị trường với nhà sản xuất trong nước, giúp tạo ra chuỗi giá trị thuần Việt, giúp DN giảm chi phí, gắn chặt sản xuất và phân phối, giúp hàng hóa Việt Nam có vị thế cao hơn trên thị trường nội địa”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Điều đáng mừng là bản thân các doanh nghiệp cũng đã thực sự hành động. Được biết, ngay trong tuần này, 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam sẽ có mặt tại diễn đàn “Từ sống sót đến thịnh vượng” để tìm ra các vấn đề sống còn, liên minh để cùng nhau vượt qua và bứt phá mạnh mẽ sau Covid-19. Đáng chú ý, qua diễn đàn này, các doanh nghiệp sẽ kết nối thành các nhóm liên minh giữa các ngành, liên ngành để không chỉ vượt khó mà còn bứt phá và mạnh mẽ hơn sau dịch Covid-19, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của đất nước. Những chuỗi cung ứng mới có thể thiết lập nhờ sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam, đây chính là hiện thực hóa mô hình “sếu đầu đàn” đã được ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội đề cập tới trong cuộc trao đổi với Báo Hải quan mới đây.
Liên quan đến các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, được biết, tới đây chính sách hỗ trợ nền kinh tế lần thứ hai sẽ được ban hành. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, các bộ ngành cần có thống kê, đánh giá tình hình DN và sản xuất kinh doanh một cách sâu rộng, toàn diện, đầy đủ mới có thể dựng được bức tranh tổng thể để có chính sách phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực. Các kịch bản tăng trưởng cũng được xây dựng lại, trong đó, các biến số sẽ được tính toán có độ bao phủ rộng hơn, từ đó, đưa ra được các gói hỗ trợ đủ mạnh về liều lượng và kịp thời hơn để tác động ngay, kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải đảm bảo chính sách hỗ trợ đa mục tiêu chứ không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế.
PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách: “Có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi đứt gãy, nhưng theo tôi, giãn cách và phong tỏa xã hội làm giảm và ngưng trệ hoạt động tiêu dùng từ đó đứt gãy hoạt động sản xuất. Một khi hoạt động giãn cách xã hội diễn ra thì dù các chính sách kinh tế làm tốt như thế nào cũng không khôi phục được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Tiêu dùng tư nhân hiện nay chiếm khoảng 70% GDP, do vậy tôi cho rằng cần hạn chế tối đa việc phong tỏa toàn xã hội để tránh ảnh hưởng tới tiêu dùng, đây là biện pháp hỗ trợ tốt nhất vì phải có tiêu dùng thì mới có hoạt động sản xuất”. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: “Trong bối cảnh hiện tại, nếu vẫn tiếp tục sản xuất thì DN phải tính toán mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, đảm bảo nguồn cung phong phú, đồng thời tăng cường đầu ra, đặc biệt là với DN xuất khẩu khi mà thị trường xuất khẩu đang rất khó khăn trong đại dịch, đơn hàng cũ đang bị hoãn, hủy và chưa có đơn hàng mới. Về phía các hiệp hội DN, cần phải phối hợp với các đại sứ quán tại các nước để kết nối, tìm thêm đơn hàng mới cho DN”. |
相关文章
随便看看