Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cùng đoàn kết và hợp tác vì vùng biển hòa bình Cảnh sát biển tích cực phối hợp tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển,ậtCảnhsátbiểnViệtNamCôngcụhữuhiệugiúpquảnlýbiểnđảobằngphápluậfk qarabag vs đảo Cảnh sát biển: Đẩy mạnh thực thi pháp luật trên biển Cảnh sát biển Việt Nam đẩy mạnh hiệu quả công tác nghiệp vụ, pháp luật |
Pháp lý để đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển đảo của Việt Nam. Để triển khai thi hành, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã kịp thời nghiên cứu, báo cáo Bộ Quốc phòng tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 61/2019/NĐ-CP, ngày 10/7/2019, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023. Để luật định hóa và cụ thể hóa hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện theo nguyên tắc ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển. | Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tuyên truyền cho ngư dân đang đánh bắt thuỷ sản trên vùng biển Cồn Cỏ (Quảng Trị) không vi phạm IUU. |
Theo đó, sau hơn 4 năm thực thi, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Cảnh sát biển cho biết, Luật Cảnh sát biển Việt Nam không chỉ góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo Tổ quốc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đồng hành cùng bà con ngư dân an tâm ra khơi, bám biển. Đặc biệt, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển đảo của Tổ quốc. Thiếu tướng Bùi Quốc Oai khẳng định, sau hơn 4 năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển với các đơn vị trong Quân đội cũng như các cơ quan chức năng như: Biên phòng, Hải quan, Công an và các ban, bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên biển đã được thực hiện chặt chẽ, có nề nếp và hiệu quả hơn. Luật Cảnh sát biển đã góp phần tạo sự đồng thuận cao, chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức xã hội của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị lực lượng chức năng và tổ chức cá nhân về vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Từ khi Luật Cảnh sát biển có hiệu lực, nổi bật, lực lượng Cảnh sát biển đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Đã trực tiếp tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển. Tiếp tục phát huy hiệu quả Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam diễn ra ngày 26/8, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, trước tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhanh chóng, tình hình trong nước gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã làm tốt công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh, phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; tham gia khắc phục sự cố môi trường biển; thực hiện tốt công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên biển... Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát biển đã triển khai thực hiện tốt vai trò chủ trì bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp pháp luật, tích cực phối hợp với các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước. | Lực lượng Cảnh sát biển tổ chức tuyên truyền, phát tờ rơi trực tiếp cho ngư dân tại các cảng. Ảnh: Mạnh Thường |
Để lực lượng Cảnh sát biển thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển và thềm lục địa của Việt Nam thời gian tới, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, Cảnh sát biển cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, các chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về chủ trương, đối sách trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cùng với đó, Cảnh sát biển cần tiếp tục đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng; gắn xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cần phải xây dựng lực lượng Cảnh sát biển vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh, Cảnh sát biển cần tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện chiến đấu; chấp hành pháp luật, rèn luyện kỷ luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; tăng cường công tác huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ làm chủ trang bị, vũ khí, nhất là trang bị, vũ khí mới, đảm bảo giỏi về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành, thành thạo chiến thuật, các phương án bảo vệ chủ quyền biển đảo, chống cướp biển, cướp có vũ trang, buôn lậu, gian lận thương mại, tìm kiếm cứu nạn và nắm chắc pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan... Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2019-2023, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 4.490 vụ với 5.730 đối tượng buôn lậu gian lận thương mại; 987 vụ với 1.377 đối tượng tội phạm ma túy; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, phát mại tài sản nộp NSNN khoảng 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại Cảnh sát biển trong bảo vệ biên giới quốc gia; xây dựng, triển khai hiệu quả Luật Cảnh sát biển; 2 nghị định, 2 nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ; 5 thông tư, 2 quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. |
|