【lorient đấu với psg】VEPR: Dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 5,5% trong kịch bản lạc quan

时间:2025-01-11 17:01:45 来源:Empire777

Vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức

Tại hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức,ựbáotăngtrưởngGDPnămđạttrongkịchbảnlạlorient đấu với psg nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm cũng như cả năm 2020, PGS.TS Phạm Thế Anh – Kinh tế trưởng VEPR cho biết, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn ở cả trên thế giới.

Theo đó, nửa cuối năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Cụ thể, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm có thể kể đến trước hết là Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) đã được hoàn tất ký kết, thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2020.

Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm đang được đẩy nhanh. Song song với đó là cơ hội Việt Nam có thể đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung, đồng thời tận dụng các hiệp định thương mại tự do, lao động giá rẻ... của Việt Nam. Ngoài ra, rủi ro lạm phát của Việt Nam hiện tại ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng…

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, theo ông Phạm Thế Anh, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn hơn bao giờ hết. Nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 lần hai kèm theo các rủi ro về phong tỏa tổng cầu và đứt gãy chuỗi cung ứng, vẫn đang hiện hữu ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, sự xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam chịu thiệt hại bất kể phần thắng nghiêng về bên nào. Ngoài ra, nền tảng vĩ mô trong nước còn yếu, chưa được cải thiện nhiều so với những năm trước, như “sức khỏe” của hệ thống tài chính – ngân hàng tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực đầu tư nước ngoài; lao động nhiều về số lượng nhưng vẫn còn thấp về chất lượng; hiệu quả đầu tư công còn thấp, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm; hay môi trường thể chế, kinh doanh vẫn bộc lộ nhiều bất cập…

“Những nhược điểm này, nếu không sớm được cải thiện, sẽ không chỉ cản trở sự hồi phục trong ngắn hạn, mà còn ảnh hưởng xấu tới sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn” – ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Kinh te
VEPR dự báo báo tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 5,5% trong kịch bản lạc quan. Ảnh T.L minh họa

Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu của VEPR đã đưa ra các dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong cả năm 2020 theo các kịch bản khác nhau dựa trên tình hình phòng chống bệnh dịch.

Cụ thể, với kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng 4 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 6, giúp các ngành xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối của năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của Covid-19 sẽ rơi vào quý II. Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng 5,5% trong cả năm 2020.

Với các kịch bản trung tính và bi quan, dịch bệnh ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới được giả định có thể tái bùng phát và các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang nửa sau quý III, thậm chí là quý IV năm 2020. Đồng thời, mức độ tác động của dịch Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Theo đó, VEPR dự báo, mức tăng trưởng trong năm 2020 của kinh tế Việt Nam có thể chỉ là 3,9% trong kịch bản trung tính, hoặc chỉ đạt 1,7% trong kịch bản bi quan.

Cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công

TS. Nguyễn Đức Thành – Cố vấn trưởng VEPR cho rằng, trong ngắn hạn, thúc đẩy đầu tư công trong nửa sau của năm 2020 có thể bù đắp được những khó khăn tạm thời của nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta không thể thúc đẩy chi tiêu công mãi trong dài hạn do nguồn lực hạn hẹp.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng bị ràng buộc bởi các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá. Nếu thực hiện nới lỏng tiền tệ với quy mô lớn như nhiều nền kinh tế hiện nay thì có thể dẫn đến mất giá tiền tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn và ít nhất là làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Do đó, với các nguồn lực hạn hẹp như vậy, các chính sách cần phải đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực. Các kịch bản ứng phó chính sách khác nhau đối với diễn biến bệnh dịch trong và trên thế giới nên được tính đến.

“Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải xây dựng được các phương án phòng chống bệnh dịch đi kèm sản xuất, phải tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp còn có khả năng hoạt động. Tầm quan trọng của phát triển kinh tế nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực nên được đặt ngang hàng với công cuộc phòng chống dịch bệnh” – ông Thành nhấn mạnh

Bên cạnh đó, đưa ra thêm các khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn, nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người lao động bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai do tác động của giãn cách xã hội cần phải được triển khai nhanh chóng trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có. Đặc biệt, lao động trong khu vực phi chính thức cần được quan tâm hơn, bởi đây là lực lượng chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác nặng nề nhất và có thể nằm ngoài phạm vi được thụ hưởng của các chính sách hiện tại.

Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn. Đặc biệt, đối với nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả, thì nên khuyến khích tín dụng, hết sức tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành bởi họ là nhóm gánh đỡ cho nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn này.

Một khuyến nghị nữa cũng được các chuyên gia VEPR lưu ý đó là, ngay cả khi bệnh dịch trong nước được kiểm soát hoàn toàn thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng ra xuất khẩu có thể sẽ còn gặp khó khăn lâu dài, một khi bệnh dịch còn chưa hoàn toàn chấm dứt ở các khu vực kinh tế – tài chính quan trọng trên thế giới. Do vậy, thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm cần tiếp tục được đẩy mạnh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thúc đẩy đầu tư công không phải là việc mở rộng đầu tư công một cách dàn trải, thiếu kiểm soát.

“Việt Nam chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và có sẵn vốn thực hiện. Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương, để nhiều doanh nghiệp và nhiều địa phương có thể tiếp cận, tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng có thể được cân nhắc. Đồng thời, cắt giảm ngân sách chi thường xuyên tối thiểu 10% nên được thực hiện nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra” – ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Cuối cùng, theo các chuyên gia VEPR, song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn hiện tại trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Việt Nam nên tiếp tục và cải thiện những chính sách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau dịch bệnh.

Đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các nỗ lực cải thiện môi trường thể chế kinh doanh cần tiếp tục được duy trì…../.

Diệu Thiện

推荐内容