当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bxh bd seria】Năm 2014, thép nội sẽ phải cạnh tranh gay gắt với thép ngoại

Năm 2014,ămthépnộisẽphảicạnhtranhgaygắtvớithépngoạbxh bd seria thép xuất khẩu sẽ phải đối mặt với các vụ kiện từ các nước nhập khẩu. Ảnh: TL.

Ông Quân cho biết năm 2014, ngành công nghiệp thép của Việt Nam sẽ chịu sự tác động sâu hơn của thị trường thép thế giới, sự bảo hộ thép bằng thuế quan sẽ giảm đi, thép nhập khẩu sẽ vào Việt Nam mạnh hơn.

Cũng theo ông Quân, không chỉ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp thép xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều vụ kiện của các nước nhập khẩu. Những thách thức này đòi hỏi ngành thép vừa phải cơ cấu lại,̀ vừa phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ để hạ giá thành sản phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức mà ngành thép sẽ gặp phải, nhiều chuyên gia am hiểu về ngành thép cho rằng, năm 2014 ngành thép cũng có những cơ hội để tăng cường xuất khẩu, nếu như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

“Sản phẩm thép của Việt Nam đã có mặt ở các thị trường lớn, đòi hỏi chất lượng cao như: Mỹ, EU và ở các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông. Kể từ năm 2010 đến nay, thép xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2013 đạt 2 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ sản phẩm thép của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn quốc tế và có giá thành cạnh tranh”, ông Quân cho biết.

Ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, để vượt qua thách thức, chớp được những thời cơ trên, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cần phải không ngừng xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường xuất khẩu quen thuộc cũng như thị trường mới.

Trước đó, theo báo cáo của Bộ Công thương về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 1/2014 cho thấy, việc tiêu thụ thép trong tháng 1 vẫn gặp khó khăn do cung lớn hơn cầu. Nhiều nhà máy thép chỉ sản xuất cầm chừng, với 40-50% công suất thiết kế.

Để khắc phục những khó khăn nội tại, cũng như những rào cản trong thời gian tới, Bộ Công thương đang tập trung chỉ đạo ngành thép đầu tư sản xuất phôi thép, nhằm tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu. Đồng thời đẩy nhanh việc tái cơ cấu doanh nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Có thể nói, trong bối cảnh hàng tồn kho của bất động sản vẫn còn cao, nhu cầu của người dân về nhà ở là có, nhưng không phải ai cũng có khả năng thanh toán như hiện nay, thì thị trường bất động sản vẫn chưa thể được cải thiện. Và như thế, việc tiêu thụ thép xây dựng cũng sẽ vẫn hạn chế... Tất cả những khó khăn trên đây, cộng với áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp thép ngoại, đòi hỏi ngành thép phải hết sức nỗ lực, tận dụng tối đa những cơ hội, vượt qua thách thức. Có như vậy mới có thể tồn tại và phát triển./.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính tới cuối năm 2013, sản xuất than cốc luyện kim đạt 1.200.000 tấn/năm; gang từ lò cao 3.829.000 tấn/năm; phôi thép cho các nhà máy cán 11.790.000 tấn/năm; sản phẩm thép cán xây dựng 11.380.000 tấn/năm; thép cán nguội dải rộng 3.870.000 tấn/năm; thép cán nguội dải hẹp (<1.500mm) là 745.000 tấn/năm…

Nhật Minh

分享到: