当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【villarreal – granada】Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA là “cú hích” lớn cho xuất khẩu 正文

【villarreal – granada】Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: EVFTA là “cú hích” lớn cho xuất khẩu

2025-01-10 16:53:54 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:280次
bo truong tran tuan anh evfta la cu hich lon cho xuat khauCPTPP và EVFTA có là "cứu cánh" xuất khẩu hồ tiêu
bo truong tran tuan anh evfta la cu hich lon cho xuat khauViệt Nam đang ở bước đầu tiên để phê chuẩn EVFTA
bo truong tran tuan anh evfta la cu hich lon cho xuat khauDoanh nghiệp viễn thông trước áp lực EVFTA
bo truong tran tuan anh evfta la cu hich lon cho xuat khau
Dệt may là ngành hàng điển hình được hưởng lợi ích từ EVFTA. Ảnh: Hương Dịu.

TheộtrưởngTrầnTuấnAnhEVFTAlàcúhíchlớnchoxuấtkhẩvillarreal – granadao Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): Ngày 21/1 vừa qua, INTA đã họp bỏ phiếu khuyến nghị cho các Nghị sĩ về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

Với kết quả 29 phiếu ủng hộ, INTA đã nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA) cũng được thông qua tại phiên họp này với 26 phiếu thuận.

Với kết quả này, Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ tiếp tục được đưa lên Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn tại phiên họp toàn thể của Nghị viện dự kiến diễn ra vào tháng 2 tới.

Nếu được phê chuẩn, EVFTA sẽ được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Trong khi đó, Hiệp định EVIPA sẽ còn cần sự thông qua của nghị viện từng nước thành viên EU.

Về phía Việt Nam, Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào đầu tháng 1/2020 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Theo quy định của Luật Điều ước quốc tế 2016, bộ hồ sơ này sẽ phải được Chính phủ trình Chủ tịch nước và sau đó Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét quyết định.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: EU là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là “cú hích” rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.

Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Phân tích sâu hơn về tác động của EVFTA tới xuất khẩu hàng hóa, vị "tư lệnh" ngành Công Thương cho hay: Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ… là rất đáng kể.

Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việt Nam đang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước. Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại…

Để tận dụng tốt được các cơ hội mang lại từ quá trình hội nhập này, Bộ Công Thương đã và đang tham mưu với Chính phủ và chủ động cùng các bộ ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tập trung triển khai các nhóm giải pháp. Điển hình như tiếp tục rà soát và sửa đổi hệ thống pháp luật để thực thi cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA.

Ngoài ra, để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép mà các FTA mang lại thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu.

“Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜