您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả bóng đá trabzonspor】EVN phải chi gần 1.400 tỷ cho chương trình cấp điện miền núi, hải đảo 正文

【kết quả bóng đá trabzonspor】EVN phải chi gần 1.400 tỷ cho chương trình cấp điện miền núi, hải đảo

时间:2025-01-10 18:54:49 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Đề xuất cơ chế tài chính cho Chương trình điện nông thôn, miền núi và hải đảo PC Thừa Thiên Huế: Nỗ kết quả bóng đá trabzonspor

Đề xuất cơ chế tài chính cho Chương trình điện nông thôn,ảichigầntỷchochươngtrìnhcấpđiệnmiềnnúihảiđảkết quả bóng đá trabzonspor miền núi và hải đảo PC Thừa Thiên Huế: Nỗ lực cấp điện khu vực miền núi thị xã Hương Trà

Ngày 6/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (đoàn Thái Nguyên) đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến hành lang pháp lý cho việc cấp vốn cho doanh nghiệp, trực tiếp là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thực hiện chương trình cấp điện miền núi và hải đảo; và vốn bố trí cho chương trình này hiện nay mới đạt được 8.895 tỷ trên tổng số là 29.779 tỷ.

EVN phải chi gần 1.400 tỷ cho chương trình cấp điện miền núi, hải đảo
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - đoàn Thái Nguyên (Ảnh:Quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành băn khoăn, thời gian chỉ còn có 2 năm nữa để thực hiện, trong khi đó vùng miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo là vùng cần phát triển kinh - tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nếu chúng ta cứ nhùng nhằng ở hành lang pháp lý và việc bố trí vốn thì chắc chắn không thể thực hiện được và việc không thực hiện được chương trình cấp điện sẽ chậm trễ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn, còn Bộ Công Thương chỉ là đơn vị thực hiện”- đại biểu Nguyễn Lâm Thành bày tỏ quan ngại.

Trả lời vấn đề của đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Về chương trình cấp điện miền núi, hải đảo, tại Quyết định 1740/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 13/12/2018 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016-2020 trong giai đoạn 2016-2020 tổng mức đầu tư cho chương trình này khoảng 30.116 tỷ. Trong đó, vốn của ngân sách Trung ương khoảng 2.118 tỷ, ODA là 2.525 tỷ.

EVN phải chi gần 1.400 tỷ cho chương trình cấp điện miền núi, hải đảo
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: Quochoi.vn)

Trong đó nguồn vốn của địa phương là 3.121 tỷ và EVN là 1.397 tỷ. Trên thực tế đã bố trí đầy đủ 100% vốn của ngân sách trung ương cho giai đoạn 2016-2020 và phần vốn nước ngoài cũng đã đầy đủ. Riêng của địa phương mới huy động được 50 tỷ/hơn 3.000 tỷ và EVN mới được 334 tỷ/1.397 tỷ”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kết quả đạt được hầu hết hiện nay các xã đảo đã có điện, trừ Côn Đảo hiện đang bố trí 2.500 tỷ để kéo điện ra. Các xã khác, 100% xã trên cả nước đã có điện lưới quốc gia. Số hộ dân có điện đạt 99,7%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,53%. Như vậy, trên thực tế cũng còn một số nơi cũng chưa có được điện lưới kéo đến. Trong giai đoạn 2021-2025 đã tiếp tục bố trí thêm được 7.035 tỷ.

Tâp đoàn Điện lực Việt Nam đóng góp thêm được 328 tỷ cho 34 dự án đã triển khai. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công Thương rà soát và đánh giá lại, xây dựng một chương trình trong thời gian mới để phù hợp với tình hình mới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng ủng hộ, sau khi có chương trình mới được Thủ tướng phê duyệt sẽ xem xét để bố trí đủ nguồn lực đảm bảo phủ điện cho tất cả các hộ nông dân, người dân ở nông thôn hiện nay trên cả nước có đủ điện. Theo đó, tiếp tục tìm kiếm nguồn ODA hoặc đóng góp của EVN, địa phương, trong đó có ngân sách của Trung ương. Nếu không thu xếp đủ, trong giai đoạn tới cũng phải bố trí đủ chi ngân sách Trung ương cho nhiệm vụ này”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Trước đó, báo cáo trình Chính phủ về cấp điện cho người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, Bộ Công Thương cho biết, ngày 15/6/2021, Bộ đã trình Chính phủ Chương trình đầu tư công “Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025” với mục tiêu đến năm 2025 hầu hết các hộ được sử dụng điện với nhu cầu vốn khoảng 29.779 tỷ đồng, thực hiện mục tiêu cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân của 14.676 thôn bản trên địa bàn của 3.099 xã của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp điện lưới quốc gia hoặc nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Thổ Châu, An Sơn -Nam Du tỉnh Kiên Giang; Côn Đảo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tại thông báo kết quả thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 06/8/2021, với vốn đã được cân đổi khoảng 8.895,6 tỷ đồng bao gồm: Vốn ngân sách trung ương khoảng 5.803,7 tỷ đồng gồm vốn trong nước là 4.018,7 tỷ đồng và vốn nước ngoài, vốn EU-SETP là 1.785 tỷ đồng; vốn của EVN khoảng 2.960,5 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 131,4 tỷ đồng.

EVN phải chi gần 1.400 tỷ cho chương trình cấp điện miền núi, hải đảo
Mục tiêu đến năm 2025 hầu hết các hộ dân miền núi, hải đảo được sử dụng điện với nhu cầu vốn khoảng 29.779 tỷ đồng (Ảnh: Thu Hường)

Đến ngày 18/5/2023, Bộ Tài chính mới có văn bản số 5035/BCT-QLN đồng ý cơ chế tài chính đối với nguồn vốn EU-SETP, hiện đang tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy, vốn chưa cân đối được khoảng 20.883,4 tỷ đồng hiện Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất Chính phủ phê duyệt chương trình có sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, vốn vay ODA ưu đãi của các tổ chức quốc tế (WB,ADB…) và huy động các nguồn lực xã hội khác để bổ sung nguồn lực cho Chương trình.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, sau khi Kế hoạch thực hiện quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ triển khai xây dựng mới “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo để cấp điện cho các hộ dân chưa có điện và cải tạo lưới điện thông thôn hiện có; thực hiện cung cấp điện tử lưới điện quốc gia, kết hợp với cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, phấn đấu 100% số hộ dân nông thôn có điện đến năm 2025”.