游客发表
发帖时间:2025-01-12 12:03:31
Doanh nghiệp và người dân đều “ngóng”
H.A(ghi) | ||
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Ban Đầu tư Kinh doanh, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) |
Song hiện chương trình này chưa triển khai được do chưa tìm được nguồn vốn.
Chị Võ Tú Uyên (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: Gia đình tôi đang tìm hiểu để mua nhà tại một dự án nhà ở xã hội tại quận Hà Đông. Khi liên hệ với nhân viên bán hàng của dự án thì được thông báo nếu muốn vay vốn ưu đãi của Chính phủ thì phải chờ thêm một thời gian nữa.
Liên hệ với phòng bán hàng dự án nhà ở xã hội The Vesta (Phú Lãm) của Công ty TNHH Đầu tư Hải Phát trong vai người mua nhà, phóng viên cũng được nhân viên bán hàng của công ty cho biết hiện nay công ty đang chờ đợi chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội của Chính phủ bởi gói tín dụng 30.000 tỷ đã kết thúc. Trong lúc "chờ", nếu mua nhà tại dự án vào thời điểm này, công ty sẽ có hỗ trợ tài chính cho người mua nhà với lãi suất khoảng 5% trong 2 đến 2,5 năm đầu với khoản vay khoảng 70% tổng giá trị căn hộ.
Giải thích cho sự chậm trễ trong thu xếp nguồn vốn cho chương trình chính sách nhà ở xã hội, mới đây tại cuộc họp Chính phủ ngày 1-7-2016, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, khi triển khai quyết định trên của Thủ tướng, Bộ KH-ĐT cho rằng việc bố trí nguồn vốn đầu tư công để cấp bù lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội không nằm trong quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng về tiêu chí cũng như hạn mức cấp. Đồng thời, ngân sách Nhà nước hiện không đủ khả năng cân đối nên đề nghị Chính phủ giao việc lo nguồn vốn ngoài ngân sách thực hiện chương trình cho Bộ Xây dựng và Ngân hàng Chính sách xã hội. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng không phải là đơn vị tổng hợp cân đối vốn nên không biết huy động nguồn từ đâu.
Được biết, đến nay trên cả nước có 145 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với 58.500 căn hộ được hoàn thành. Hiện còn 174 dự án đang trong quá trình triển khai với quy mô 139.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 56.800 tỷ đồng.
Khoanh vùng để cấp vốn?
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, hiện nay sức ép về tài chính đối với ngân sách quốc gia là rất lớn. Nhà nước tìm mọi cách giảm chi, giờ lại phải bố trí thêm nguồn vốn cho nhà ở xã hội là rất khó. Thực tế, nếu bố trí nguồn vốn cho lĩnh vực này, thì Nhà nước phải bù lỗ cho ngân hàng thương mại, điều này gây ra “thâm thủng” ngân sách. Ông Nguyễn Văn Đực đề xuất, Nhà nước phải xem xét lại xem trong 5 lĩnh vực nhà ở xã hội (nhà ở xã hội đô thị, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho học sinh sinh viên v.v.) thì cần xem xét ưu tiên cấp vốn cho loại hình nào thiết thực hơn để hỗ trợ. Nhà nước phải cân đối, rà soát lại tất cả các loại hình nhà ở xã hội đã cung cấp vốn vay ưu đãi từ trước đến nay. Nếu ngưng chương trình này sẽ ảnh hưởng đến người có thu nhập thấp, nhưng nếu thực hiện thì ngân sách không chịu đựng nổi. Do đó, trong khi ngân sách còn thiếu thì cần khoanh vùng lại, dành cho loại hình nhà ở xã hội cấp thiết hơn chứ không thể giữ nguyên trước đây, ví dụ có thể cắt giảm 50%.
Trên thực tế, việc chậm trễ này là do hiện nay các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT đang có những ý kiến khác nhau về mức lãi suất, nguồn vốn cho chương trình này. Tuy nhiên, dưới góc độ của DN, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, cần phải coi nhà ở xã hội là công tác chiến lược, lâu dài và cần tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi để hỗ trợ cho lĩnh vực nhà ở xã hội, sớm có biện pháp bổ sung kế hoạch tài chính cho chương trình này, bởi kế hoạch ngân sách hàng năm vẫn có thể điều chỉnh đối với những vấn đề mang tính đột xuất, cấp bách. “Đây là chính sách an sinh xã hội dành cho người lao động thu nhập thấp, do đó cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể xem xét để cấp nguồn vốn cho lĩnh vực này”, ông Nguyễn Ngọc Thành kiến nghị.
Theo đại Hiệp hội BĐS TP.Hồ Chí Minh, (HoREA) từ thực tế chương trình nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 đang bị ách tắc và những ý kiến còn khác nhau giữa các bộ, ngành, đề xuất về vấn đề này, HoREA nhận thấy vướng mắc lớn nhất là vấn đề bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. HoREA kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 với mức lãi suất ưu đãi 4,8% theo quyết định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng chính sách tiết kiệm nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 5 điều 13 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện việc gửi tiết kiệm nhà ở xã hội với thời gian tối thiểu 12 tháng) để tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. Để không vượt quá khả năng ngân sách, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cân đối kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hợp lý bố trí trong giai đoạn 2016-2020.
Về vấn đề này, đại diện một DN đang triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội cho rằng, dù có những khó khăn về tài chính, ngân sách nhưng với một chương trình mang ý nghĩa dân sinh to lớn như chương trình ưu đãi nhà ở xã hội, nếu cố gắng thu xếp thì không phải không làm được, và không bố trí được vốn cho toàn bộ các loại hình thì nên xem xét ưu tiên các đối tượng trong từng thời điểm khác nhau. Đồng thời, cần có cơ chế giám sát để nguồn vốn này đi đúng mục tiêu và đến đúng đối tượng, tránh việc cấp vốn tràn lan.
Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội 1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: a) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này; b) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này; c) Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 2. Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ. (Trích Điều 17, Nghị định 100/2015/NĐ-CP) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接