【trận đấu burnley】Cắt giảm chi phí logistic để giúp doanh nghiệp Việt nâng sức cạnh tranh
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương),ắtgiảmchiphílogisticđểgiúpdoanhnghiệpViệtnângsứccạtrận đấu burnley nhấn mạnh như vậy, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCO xung quanh câu chuyện bàn về giải pháp cắt giảm chi phí logistic để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
*PV:Ông đánh giá thế nào về thực trạng của ngành dịch vụ logistic Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19?
-Ông Trần Thanh Hải: Thời gian qua, dịch vụ logistic Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm rất đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đã tác động sâu sắc đến đời sống – kinh tế - xã hội, trong đó có ngành dịch vụ logistic.
Có thể thấy, nửa đầu năm 2020, tác động đó chưa rõ rệt khi lượng hàng hóa tồn kho vẫn còn lớn. Tuy nhiên, đến nửa sau của năm thì đã bắt đầu thể hiện rõ hơn khi sản xuất suy yếu, lượng hàng hóa trên thế giới cũng như trong nước có sự sụt giảm đáng kể.
Trong bối cảnh đó, các DN logistic Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời điểm khó khăn như thế này. Bên cạnh đó, các DN tận dụng thị trường nội địa thông qua các mặt hàng mới để tiếp tục tồn tại.
|
Điển hình như việc vận chuyển các mặt hàng trang thiết bị y tế phòng dịch đến các thị trường có nhu cầu khi mà nước ta đang xuất khẩu rất tốt các mặt hàng này ra thế giới.
Thêm vào đó, một số mặt hàng cũng đang duy trì được kim ngạch xuất khẩu tốt như thiết bị gia dụng, nông sản…, tạo điều kiện cho các DN dịch vụ logistic có điều kiện duy trì được dịch vụ tương ứng để hỗ trợ cho DN xuất khẩu.
Tuy nhiên nhìn chung, các DN logistic vẫn còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là những DN vừa và nhỏ với quy mô vốn thấp, để vượt qua được giai đoạn khó khăn này cũng là cả một thách thức lớn. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thì cũng rất cần sự chung tay của cộng đồng. Ví như các DN xuất nhập khẩu, DN sản xuất lựa chọn dịch vụ của DN logistic nội. Đó chính là sự hỗ trợ để các DN này tiếp tục duy trì hoạt động của mình.
*PV:Được biết, sáng 26/11 sẽ diễn ra Diễn đàn logistic Việt Nam năm 2020. Xin ông cho biết về những điểm khác biệt, điểm mới của diễn đàn năm nay so với các năm trước?
- Ông Trần Thanh Hải: Diễn đàn logistic Việt Nam được tổ chức thường niên từ năm 2013 cho đến nay. Năm 2020 là năm thứ 8 với chủ đề “Cắt giảm chi phí logistic”.
Thực tế cho thấy, chi phí logistic hiện nay ở Việt Nam được đánh giá là cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng như hiện nay, chi phí logistic cao chính là điểm nghẽn, là một yếu tố gây cản trở, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của DN.
Bởi bên cạnh yếu tố như chất lượng hàng hóa, mở cửa thị trường…thì logistic là một thành phần vô cùng quan trọng trong năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, Diễn đàn logistic Việt Nam năm 2020 lựa chọn chủ đề “Cắt giảm chi phí logistic” để cùng nhau tìm ra những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn nêu trên. Thông qua đó, góp phần kéo giảm chi phí logistic xuống, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam.
*PV:Như vậy, chi phí logistic cao là một trong những rào cản để DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Với vị trí là cơ quan quản lý, Bộ Công thương sẽ có giải pháp hỗ trợ như thế nào để vừa tạo ra sự gắn kết giữa DN logistic và DN xuất khẩu cũng như giảm thiểu được chi phí logistic cho DN xuất khẩu, thưa ông?
- Ông Trần Thanh Hải: Để cắt giảm chi phí logistic cần một kế hoạch vừa cụ thể, vừa tương đối bao quát, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Trước hết đó là hệ thống về hạ tầng, về cơ sở vật chất cần được nâng cấp, hoàn thiện. Đặc biệt là sự kết nối giữa những phương thức vận tải cần được cải thiện, để tránh việc dồn quá nhiều vào một phương thức vận tải như đường bộ, trong khi đó không khai thác hiệu quả được các phương thức khác như đường sắt, dường thủy.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện về hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách thúc đẩy cho dịch vụ logistic phát triển.
Mặt khác, bản thân DN logistic cũng cần có một kế hoạch của mình để chủ động nâng cấp dịch vụ, đáp ứng được chất lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Qua đó phát triển thị trường trong nước và nước ngoài.
Đáng chú ý, các yếu tố về nhân lực và công nghệ cũng vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì đây là những yếu tố giúp cho DN trong điều kiện nguồn vốn chưa nhiều, quan hệ chưa có…, thì công nghệ sẽ giúp DN hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và tiết giảm chi phí.
Ngoài ra, yếu tố về sự liên kết giữa các DN logistic khá cần thiết khi mà đa số các DN trong ngành này đều nhỏ và sự liên kết hiện nay vẫn còn đang rất rời rạc, chưa tạo nên sức mạnh tập thể để cùng phát triển. Về yếu tố này, vai trò của các hiệp hội, chính quyền địa phương là rất cần thiết.
*PV:Thời gian qua, công nghệ đã trở thành một trong những yếu tố sống còn đối với hoạt động kinh tế - sản xuất. Ông đánh giá thế nào về việc ứng dụng hiệu quả hạ tầng công nghệ trong quá trình phát triển của dịch vụ logistic Việt Nam?
- Ông Trần Thanh Hải: Hạ tầng luôn là một yếu tố thiết yếu đối với sự phát triển của dịch vụ logistic. Trong những năm qua, hạ tầng logistic nước ta cũng đã có chuyển biến rất tích cực, từ sự phát triển của hạ tầng cao tốc, cảng biển, sân bay… được nâng cấp, hoặc xây mới hay các trung tâm logistic, các cơ sở kho bãi hiện nay đã mọc lên khá nhiều.
Đáng chú ý, bên cạnh số lượng, chất lượng cũng nâng cao. Điển hình là ứng dụng các công nghệ mới trong việc quản lý kho hàng và sử dụng các trang thiết bị tự động, tự động hóa quá trình nhập kho, xuất kho…Thông qua đó, không chỉ giúp giảm bớt nhân lực, mà quan trọng hơn có thể giúp kho hàng quản lý chính xác, hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho DN.
*PV:Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tố Uyên