Những bảng lương "tự vẽ"
"Vốn chỉ 286k,ỏvốnmộtlầnkiếmtiềnmãimãiChỉcóthểlàlừađảlịch thi đấu giải vô địch thổ nhĩ kỳ ngày làm từ 2-3 giờ, rảnh lúc nào làm lúc đó, kiếm tiền triệu hàng tháng... Ai muốn làm inbox mình, có team hỗ trợ, bỏ vốn một lần, kiếm tiền mãi mãi...", là status của tài khoản facebook có tên Ngọc Diễm đăng trên một số diễn đàn như: Chợ tốt Thừa Thiên Huế, Garage sale in Huế - Bán hàng online... Kèm theo đó là loạt hình ảnh về lương hàng tháng, tiền thưởng... của đội, nhóm họ và tài khoản nào cũng thể hiện số dư từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/tháng. Người này cũng không quên đăng kèm những hình ảnh hào nhoáng của mình ở khu du lịch nào đó với khẳng định nhờ tiền thưởng kiếm được ở công việc này nhằm tăng thêm niềm tin để thu hút người tham gia.
Trong vai mẹ bỉm sữa đang nuôi con nhỏ, dịch dã không có việc làm muốn kiếm thêm công việc online để tăng thu nhập, tôi inbox (tạm dịch là nhắn tin trao đổi) với facebook Ngọc Diễm. Vừa thả biểu tượng like vào messenger, lập tức một loạt tin nhắn tự động mô tả về công việc gửi đến. Đại loại là không bán hàng online, không ôm hàng, không cần nhiều vốn, chỉ cần copy và dán đường link của các trang bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử của Lazada, Shopee, Viettel, Sendo... là có tiền. Tôi tỏ ra không hiểu lắm về công việc thì người này hướng dẫn vào trang facebook của họ để xem. Nếu đồng ý làm thì phải tạo tài khoản cá nhân, nộp phí 286k (286 ngàn đồng) cho "xếp" - (từ của facebook Ngọc Diễm) để được vào nhóm kín học cách làm việc.
Tôi đồng ý nhưng thông báo là không có internet banking chuyển khoản trực tiếp, Ngọc Diễm hướng dẫn tôi có 6 cách nộp tiền khác: ra ngân hàng, bưu điện, cột ATM, nhờ người chuyển... và không quên ghi nội dung hoa hồng cho đối tượng này. Đồng thời, nhắn 3 số tài khoản của đối tượng mà Diễm gọi là "xếp", có tên: Nguyễn Cảnh Lộc, đăng ký tài khoản của Vietcombank, BIDV, Agribank lần lượt ở Vinh, Phủ Diễn và Thanh Chương - Nghệ An.
Sau khi thông báo đang nhờ người nhà chuyển thì Diễm gửi đường link để tôi truy cập vào nhóm kín có tên: Nhóm của Lộc ca - Bí kíp kiếm tiền online với 42,2k thành viên. Lộc cũng là quản trị viên của nhóm này cùng với vài người nữa, trong đó, hình đại diện của Lộc còn ghi dòng chữ: "Học viện an ninh Nhân dân". Ở đường link mà Diễm gửi tới, nhóm này còn có tên là Loca Group.
Một người quen của tôi từng là "chim mồi" như tài khoản facebook Ngọc Diễm nêu trên cho hay, Loca Group cũng là một hình thức biến tướng của kinh doanh đa cấp lừa đảo, lấy tiền người sau trả cho người trước. Khi có ai đó chấp nhận đóng phí để tham gia "khoá học làm giàu" thì người giới thiệu được chia 50% hoa hồng, 30% còn lại chia cho những người trong nhóm, còn lại là của quản trị viên. Thế nên những người đã vào nhóm lại tiếp tục trở thành "chim mồi" đăng bài mời gọi khắp nơi, cứ thêm được con mồi nào thì họ được tiền hoa hồng giới thiệu, càng giới thiệu được nhiều người thì tiền hoa hồng càng cao. Và thực chất công việc của họ chỉ có thế. Copy và dẫn đường link các trang bán hàng như giới thiệu của "chim mồi" Ngọc Diễm chỉ là cái cớ.
Ngoài dạy cách "câu" người tham gia, những "chim mồi" mới còn được dạy cách tạo tài khoản giả với bảng lương tăng hàng tháng, muốn tăng bao nhiêu cũng được, kèm theo là hình ảnh thật vừa rút xấp tiền ở tài khoản. Cách này đã khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin sập bẫy, đóng phí tham gia và khi biết chỉ là chiêu lừa đảo, họ đành ngậm ngùi rút khỏi nhóm kín. Vì số tiền ban đầu không lớn nên nhiều người ngại phiền phức, không tố cáo. Có người comment (bình luận) lên trang facebook để tố lừa đảo thì bị chặn, khoá bình luận.
Thực tế, đã có không ít trường hợp bị lừa đảo theo hình thức này. Và cơ quan chức năng cũng không ít lần lên tiếng cảnh báo. Một số công ty đa cấp lừa đảo cũng đã bị "sờ gáy", khởi tố, nhưng những hình thức biến tướng như vừa nêu vẫn có đất tồn tại, vẫn quảng cáo công khai, đăng trên mạng xã hội hàng ngày mà vẫn chưa bị xử lý. Chỉ cần vào google gõ kinh doanh đa cấp là có hàng loạt kết quả hiện ra với lời chào mời hấp dẫn, kiểu: Không làm mà vẫn có ăn, lợi nhuận cao không rủi ro... Tất nhiên, không phải kinh doanh đa cấp nào cũng vi phạm pháp luật, cũng lừa đảo, song những biến tướng như vừa nêu ở trên là dạng lừa đảo mới bằng hình thức đa cấp trên nền tảng mạng xã hội. Hình thức này vừa kín đáo (hoạt động nhóm kín là chủ yếu), vừa không cố định, không có địa chỉ cụ thể nên cơ quan chức năng khó phát hiện xử lý.
Trong lúc chờ đợi pháp luật xử lý thì người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo để không sập bẫy những "nhà đầu tư, team “vẽ lương” hàng chục triệu mỗi tháng này".
Ở đời, không có công việc nào mà không cần dùng đến đôi tay, khối óc, mồ hôi thậm chí cả máu, nước mắt mà có thể kiếm ra tiền cả. Những công việc mà ngồi chơi cũng có tiền, không làm gì cũng có thu nhập chỉ có thể có ở những quảng cáo lừa đảo mà thôi.
Bài, ảnh: Hồng Tâm