【soi kèo u23 qatar】Chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:14:31
Chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh
Để giữ nhịp được tốc độ cần tiếp tục tập trung từ hai động lực quan trọng là xuất nhập khẩu và đầu tư FDI. Ảnh tư liệu

Tạo động lực tăng trưởng từ chính sách tài khóa, tiền tệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, kiên trì các mục tiêu đề ra, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt khoảng 7,4 - 7,6%, cả năm đạt trên 7% và hoàn thành toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024.

“Hiện tượng” Việt Nam

“Hiện tượng” Việt Nam nhận được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế. Khi phân tích về động lực tăng trưởng của Việt Nam, trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, tăng trưởng quý III của Việt Nam tăng cao nhờ xuất khẩu, đầu tư. Trong đó, Việt Nam là trung tâm sản xuất khu vực của các tập đoàn đa quốc gia và đã thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 19 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Để đạt cho được các mục tiêu quan trọng nêu trên, cần phải phối hợp chặt chẽ các chính sách vĩ mô và sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Đồng thời, cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để phục vụ chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác, thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Đến thời điểm này, thu ngân sách nhà nước (NSNN) cơ bản đã hoàn thành dự toán. Bộ Tài chính đang thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu. Đồng thời, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu NSNN năm 2024, phấn đấu vượt ít nhất thêm 15% dự toán Quốc hội giao, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quốc hội, khi nhắc đến công tác phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là động lực phát triển của nền kinh tế. Theo đó, chính sách tiền tệ đã điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Chính sách tài khóa được thực hiện mở rộng và hợp lý, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Tập trung vào 2 động lực xuất, nhập khẩu và đầu tư

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn chứng, 4 năm qua, chúng ta vượt thu ngân sách khoảng 1 triệu tỷ đồng, năm sau vượt thu cao hơn năm trước. Đồng thời, thực hiện giảm thuế cho các doanh nghiệp và người dân gần 800 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng tăng thu sẽ là gần 2 triệu tỷ đồng nếu trong điều kiện bình thường.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cũng cho biết, dự kiến năm nay NSNN vượt thu khoảng 300.000 tỷ đồng để bổ sung đầu tư phát triển hạ tầng. Trên cơ sở đó, GDP năm nay có thể tăng trưởng khoảng 7%; CPI tăng khoảng 3,88% và nợ công chiếm 37%. Các kết quả khả quan về tài chính - NSNN có được là nhờ nền kinh tế đã dần hồi phục, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp đã đủ “thấm”. Doanh nghiệp có hồi phục, kinh tế mới phát triển.

Để giữ nhịp được tốc độ tăng trưởng kinh tế, theo nhận định của các chuyên gia, cần tiếp tục tập trung từ hai động lực quan trọng là xuất nhập khẩu và đầu tư FDI. Muốn giữ tốc độ tăng trưởng cao những năm tiếp theo, việc thúc đẩy đưa vốn ra thị trường thông qua giải ngân đầu tư công và kích thích tiêu dùng nội địa là hai yếu tố quan trọng, tạo ra nhiều dư địa tăng trưởng.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, phải tập trung nhiều hơn nữa vào kích cầu nội địa, phát triển thị trường nội địa, kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, tăng cường chi tiêu công, trong đó có giải ngân đầu tư công để tạo nên động lực mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế.

Đối với yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư, dự báo năm tới các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản tiếp tục hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tính trong 10 tháng năm nay, dòng vốn FDI thực hiện đã đạt con số gần 19,6 tỷ USD.

Với nhiều yếu tố thuận lợi, các tổ chức và chuyên gia đều có cái nhìn lạc quan về bức tranh kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt từ những quyết tâm mạnh mẽ về cải cách thể chế, chính sách đột phá mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra./.

顶: 69473踩: 628