您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【7m vn live】Ngành Giá Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế qua chặng đường 50 năm 正文

【7m vn live】Ngành Giá Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế qua chặng đường 50 năm

时间:2025-01-25 16:37:45 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Các hàng hóa không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì DN tự quyết định theo cơ chế giá thị trường. 7m vn live

nganh gia viet nam khang dinh vai tro vi the qua chang duong 50 nam

Các hàng hóa không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì DN tự quyết định theo cơ chế giá thị trường. Ảnh: Hồng Vân

Tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp...

Kể từ thời điểm Ủy ban Vật giá Nhà nước thành lập (năm 1965) đến nay, môi trường pháp lý để quản lý, điều hành giá đã từng bước được xây dựng tương đối hoàn thiện và tiếp tục được bổ sung theo hướng tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh phân cấp và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về giá cho các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các địa phương. Đáng chú ý, Luật Giá được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 đánh dấu một bước cơ bản hoàn thiện thể chế quản lý giá.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn, đến nay, Nhà nước đã giảm mạnh việc quy định giá trực tiếp và chỉ còn quy định giá một số ít hàng hóa dịch vụ độc quyền, tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia, sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá theo pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Nhà nước quản lý giá, điều hành sự vận động của giá cả thị trường và bình ổn giá chủ yếu bằng các phương thức gián tiếp thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý, điều hòa cung cầu.

Cơ chế quản lý giá đó đã góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai minh bạch hơn, giảm thiểu hoạt động của thị trường ngầm, làm cho hệ thống tín hiệu về giá trên thị trường mang tính khách quan hơn thông qua việc mở rộng cơ chế thẩm định giá, đấu thầu, đấu giá đối với hàng hóa dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước; các hàng hóa dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước; các công trình xây dựng cơ bản... Cơ chế đó, về cơ bản đã tạo ra môi trường cạnh tranh về giá theo pháp luật, có động lực kích thích sản xuất phát triển, góp phần chống thất thu và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, phát huy và phân bổ có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Đặc biệt, hệ thống giá điện, than, xăng dầu, dịch vụ công từng bước được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đến nay, giá than, xăng dầu đã được điều hành phù hợp với thị trường; giá điện và giá một số dịch vụ công (y tế, giáo dục...) đang tiếp tục được điều hành theo lộ trình thị trường đã đề ra.

… nhưng không thả nổi giá

Những năm gần đây, cụm từ “thắng lợi kép” trong điều hành giá được nhắc đến nhiều. Đó chính là thành công của cơ quan quản lý giá, vừa kiểm soát được giá cả, vừa tiếp tục từng bước thực hiện điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu theo đúng lộ trình.

Công tác quản lý, điều hành giá những năm gần đây đã góp phần giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm theo lạm phát mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất. CPI so với tháng 12 năm trước của năm 2012 là 6,81%, 2013 là 6,04%, 2014 là 1,84%. Như vậy có thể thấy CPI liên tục 3 năm gần đây đã thấp hơn nhiều so với mục tiêu khoảng 5- 7% cho giai đoạn 2011-2015 Quốc hội đề ra. Trong khi giá cả được kiểm soát, hệ thống giá điện, than, xăng dầu, dịch vụ công từng bước được điều hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong khi nhiều năm trước đó, việc điều hành giá đối với những mặt hàng nhạy cảm này của nền kinh tế rất khó khăn, thì cho đến nay giá than, xăng dầu đã được điều hành phù hợp với tín hiệu thị trường; giá điện và giá một số dịch vụ công (y tế, giáo dục...) đang tiếp tục được điều hành theo lộ trình.

Gần đây, có dư luận lo ngại khi các hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá, thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự quyết định theo cơ chế giá thị trường. Tuy nhiên, Bộ Tài chính khẳng định, Nhà nước không hoàn toàn thả nổi, hoặc buông lỏng cho thị trường, mà tùy theo đặc điểm và tầm quan trọng của từng loại nhóm hàng hóa, dịch vụ Nhà nước có hình thức quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Đối với những mặt hàng quan trọng, thiết yếu mà sự biến động giá của nó tác động lớn và rộng rãi đến tất cả các lĩnh vực của sản xuất, đời sống, nhưng việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng này còn bị chi phối bởi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, thì các biện pháp điều tiết giá của Nhà nước sẽ thường xuyên và chặt chẽ hơn.

Năm qua, việc điều hành giá mặt hàng xăng dầu, giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, giá cước vận tải… đã thể hiện rõ quan điểm của cơ quan quản lý giá vì lợi ích của người tiêu dùng. Mặt hàng xăng dầu, khi giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước lập tức áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua công cụ tài chính và Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm giữ ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao. Giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, sau khi áp dụng biện pháp áp giá trần đã giảm từ 0,3-34%. Đồng thời, cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra 305 vụ, xử lý 269 vụ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có vi phạm, tổng số tiền phạt thu nộp NSNN lên tới hơn 500 triệu đồng…

Giá điện, dịch vụ công sẽ theo sát giá thị trường

Công tác quản lý, điều hành giá giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn mới. Theo đó, tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước (trong đó đẩy mạnh thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, dịch vụ công); tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nguồn thu của Nhà nước. Bên cạnh đó, có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”.

(Nguồn: Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính)