Ngày 20/2,ÔngVõVănThưởngSựhàilòngcủangườidânlàthướcđoquantrọngnhấsoi kèo serie a tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 23 tổ chức hội thảo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh dân tộc Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. “Đảng ta luôn xác định đoàn kết” là giá trị cốt lõi. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" - ông Đỗ Văn Chiến nói. Cũng theo ông Đỗ Văn Chiến, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc có lúc, có nơi chưa được quan tâm phát huy đầy đủ. Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt. Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến của nhân dân, chưa giải quyết kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp… của người dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm. Để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ông Đỗ Văn Chiến cho rằng, trong giai đoạn tới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt quan điểm "khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Tại hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23, TP.HCM triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Phẩm chất nghĩa tình của nhân dân TP thể hiện ở góc độ "cùng cả nước, vì cả nước" với vai trò chính trị đặc biệt, TP.HCM thường xuyên hỗ trợ các tỉnh bạn, kể cả các tỉnh thuộc các nước bạn trên thế giới còn khó khăn. Tinh thần phát huy sức dân chăm lo cho dân lan tỏa khắp nơi, đầy ắp nghĩa tình thể hiện qua nhiều hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội. Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, địa phương; thực hiện tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Phát huy vai trò, sức mạnh của hệ thống MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của TP.HCM, các hội quần chúng trong tập hợp rộng rãi các giới, các ngành, cá nhân tiêu biểu và nhân dân gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở. "Dân là gốc, là trung tâm của mọi quyết sách" Phát biểu kết luận hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, qua các ý kiến, tham luận, có thể thấy việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng; quyết định sự thành bại của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dẫn chứng, nhờ có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mới có được Cách mạng Tháng Tám thành công, mới có chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh đuổi được hai đế quốc hùng mạnh, thống nhất đất nước. Mới đây nhất, cũng nhờ sự đoàn kết toàn dân tộc, cả đất nước đã vượt qua đại dịch Covid-19. Với các dẫn chứng trên, ông Võ Văn Thưởng cho rằng, khi đất nước gặp những thời điểm khó khăn nhất, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc lại được khơi dậy, phát huy và có những đóng góp rất to lớn. Theo ông Võ Văn Thưởng, việc ban hành Nghị quyết 23 (NQ 23) là đúng đắn, cần thiết và có giá trị thực tiễn. Các bước triển khai thực hiện NQ 23 đã đạt những kết quả rất quan trọng, đóng góp to lớn vào việc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước; góp phần cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng nâng cao. Thường trực Ban Bí thư cũng nhấn mạnh, việc xây dựng, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc là một việc lâu dài, thường xuyên và có ý nghĩa chiến lược. “Tôi nghĩ, độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo lợi ích cao nhất của quốc gia dân tộc, phát huy tinh thần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc; phấn đấu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 là điểm chung nhất, điểm tương đồng để dựa vào đó đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân người Việt Nam trong và ngoài nước”, ông Võ Văn Thưởng nói. Vẫn theo ông Võ Văn Thưởng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân phải là điểm xuất phát quan trọng của mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. "Dân là gốc, là trung tâm mọi quyết sách. Sự hài lòng của dân là thước đo quan trọng nhất đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước" Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh. Qua đó, ông Võ Văn Thưởng cho rằng, cần tập trung xây dựng MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng… để giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị của Đảng ngày càng vững mạnh. Vì vậy, việc lựa chọn cán bộ đưa về mặt trận, đưa về dân vận, đưa về đoàn thể phải là những người có uy tín, có khả năng vận động tập hợp, trở thành trung tâm đoàn kết cho tổ chức đó. Theo ông Võ Văn Thưởng, để xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống thói hư tật xấu trong Đảng cũng như trong xã hội. Đồng thời, không ngừng nâng tầm trí tuệ của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến lên. Trong thời gian qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Vì vậy, công tác này cần tiếp tục làm mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo Thường trực Ban Bí thư, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thật sự tiêu biểu, nói như nghị quyết là đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ nhưng nói một cách bình dân, gần gũi như Bác Hồ thì cán bộ phải gương mẫu, phải 'đi trước để làng nước theo sau'. Phải biết lo trước cái lo của người dân, vui sau cái vui của người dân... “Thời gian qua, khi chúng ta nâng cao mức độ công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái cũng là để hướng tới chuyện đó, để Đảng mạnh hơn và khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến lên, ngày càng cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc”, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh. |