当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kq.tbn】Ưu tiên nguồn tăng thu cho các dự án hạ tầng giao thông

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình dự thảo nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025,Ưutiênnguồntăngthuchocácdựánhạtầnggiaothôkq.tbn tại Quốc hội.

Phân bổ 63.725 tỷ đồng cho 50 nhiệm vụ, dự án

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đề xuất phương án phân bổ nguồn dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) vốn ngân sách trung ương (NSTW) trong nước giai đoạn 2021-2025, tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022 (63.725 tỷ đồng) cho 5 ngành, lĩnh vực với 50 nhiệm vụ, dự án.

Trong đó, lĩnh vực quốc phòng là 1.500 tỷ đồng; lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội là 1.500 tỷ đồng; lĩnh vực khoa học và công nghệ 500 tỷ đồng; lĩnh vực quản lý nhà nước là 2.490 tỷ đồng; lĩnh vực giao thông là 57.735 tỷ đồng.

Dù chỉ một đồng ngân sách cũng phải ứng xử trách nhiệm

Trước ý kiến đại biểu đề xuất có cơ chế mạnh mẽ để bố trí vốn ngay những dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ số vốn còn lại 30.568,013 tỷ đồng dự kiến bố trí cho danh mục dự án chưa đáp ứng thủ tục đầu tư không phải là khoản tiền nhỏ.

Mà đã liên quan đến ngân sách nhà nước cho dù chỉ là một đồng cũng phải ứng xử hết sức có trách nhiệm và tuyệt đối không để thất thoát. Do đó, đòi hỏi các dự án phải bảo đảm đủ hồ sơ, thủ tục, đáp ứng các yêu cầu điều kiện thì trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Trong tổng số 50 nhiệm vụ, dự án trên, có 33 nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao, bổ sung KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 với số vốn là 33.156,987 tỷ đồng. Có 17 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, hồ sơ đề nghị phân cấp làm cơ quan chủ quản theo Nghị quyết số 106/2023/QH15.

Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng nguồn dự phòng chung của KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025, tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022, trong đó bổ sung KHĐTCTH vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 là 33.156,987 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, chi tiết theo ngành, lĩnh vực đối các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đề nghị Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ giao KHĐTCTH vốn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, chi tiết nhiệm vụ, dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đối với số vốn còn lại 30.568,013 tỷ đồng, dự kiến bố trí cho danh mục dự án chưa đáp ứng thủ tục đầu tư theo quy định, Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến trước khi Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung KHĐTCTH giai đoạn 2021 - 2025 cho từng dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Chính phủ trình Quốc hội phân bổ 2.526,16 tỷ đồng trong tổng số vốn 37.303,015 tỷ đồng cho EVN để thực hiện Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; giao Thủ tướng Chính phủ giao KHĐTCTH vốn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 cho EVN để thực hiện dự án. Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ được giao tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Quyết tâm lớn của Chính phủ hoàn thành các dự án quan trọng

Thảo luận tại tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) đánh giá cao Chính phủ và cho rằng, đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong việc đề xuất sử dụng nguồn tăng thu năm 2022 để tập trung cho một số dự án sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Hữu Toàn cũng cho rằng, Chính phủ đã đề xuất cơ chế linh hoạt với các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư là “giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc giao bổ sung KTĐTCTH cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khi đủ thủ tục; trong trường hợp giữa hai kỳ họp mà cấp thiết thì báo cáo UBTVQH để phân bổ, giao vốn và triển khai thực hiện” là kịp thời và hợp lý.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên - Huế) bày tỏ băn khoăn đối với các dự án chưa đáp ứng thủ tục đầu tư. Đại biểu cho biết đây là tồn tại đã có từ lâu và kéo dài. Do đó, đại biểu mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, hướng dẫn các địa phương để thúc đẩy hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với các dự án chưa hoàn thành.

Ưu tiên nguồn tăng thu cho các dự án hạ tầng giao thông

Cung cấp thêm thông tin về một số vấn đề đại biểu nêu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết theo thông lệ khi có nguồn tăng thu thì Chính phủ đề xuất phân bổ bảo đảm hợp lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước. Việc bố trí vốn lần này ưu tiên mạnh cho hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và lĩnh vực an ninh quốc phòng cùng với một số nhiệm vụ khác để đảm bảo giải quyết được những vướng mắc hiện nay. Qua thảo luận cho thấy, các đại biểu đồng tình cao với đề xuất của Chính phủ.

Liên quan đến việc phân bổ vốn thực hiện Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhiều đại biểu bày tỏ ủng hộ đề xuất này của Chính phủ. Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu), đây là dự án hết sức cấp thiết và đặc thù. Hiện nay, điện của Côn Đảo không ổn định, trường hợp phải cải tạo, nâng cấp thì cả huyện đảo không có điện để dùng.

Việc thực hiện dự án này sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo, thực hiện định hướng phát triển huyện Côn Đảo trở thành huyện du lịch đẳng cấp quốc tế theo như là phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2030; đồng thời, đảm bảo được an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo của quốc gia.

ĐẠI BIỂU NGUYỄN TRƯỜNG GIANG (ĐOÀN ĐẮK NÔNG) - PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT:

Xác định rõ nguồn vốn của các dự án

Ưu tiên nguồn tăng thu cho các dự án hạ tầng giao thông

Góp ý về nguồn vốn hơn 63.000 tỷ đồng tăng thu của năm 2022, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề nghị cần làm rõ nội dung của 2 khoản. Thứ nhất là các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và được bố trí hơn 33.000 tỷ đồng. Thứ hai, đối với hơn 30.000 tỷ đồng còn lại cho các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Theo quy định của Luật Đầu tư công thì phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư, tuy nhiên trước hết phải xác định được nguồn vốn.

Do đó, đại biểu đề nghị trong nghị quyết này nên quy định theo hướng cho phép Chính phủ sử dụng nguồn vốn hơn 30.000 tỷ đồng này để chuẩn bị hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp bất thường này và khi hoàn thiện thủ tục đầu tư này thì phải báo cáo để Quốc hội quyết định, trong trường hợp cấp bách giữa 2 kỳ họp thì báo cáo UBTVQH để UBTVQH xem xét, quyết định.

ĐẠI BIỂU TÔ ÁI VANG (ĐOÀN SÓC TRĂNG):

Tạo cơ hội cho Côn Đảo đột phá

Ưu tiên nguồn tăng thu cho các dự án hạ tầng giao thông

Theo đại biểu hiện nay, nguồn cấp điện cho Côn Đảo chỉ đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt, trong khi dân số cơ học của hòn đảo này đang tăng nhanh. Lượng du khách đến Côn Đảo đã vượt quy hoạch. Còn điện cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch gần như không đáp ứng, trong khi các nhà đầu tư đang mong chờ có điện để triển khai kế hoạch đầu tư. Vì vậy, việc cấp điện bằng lưới điện quốc gia sẽ đáp ứng mục tiêu cấp điện ổn định, an toàn và giảm thiểu tác động môi trường sinh thái, bảo tồn di tích lịch sử, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, đại biểu có 3 kiến nghị đến Chính phủ. Một là trong quá trình triển khai dự án cần lưu ý đến các vấn đề về luồng hàng hải và công tác quy hoạch cảng biển Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng. Hai là dự án triển khai đúng quy định về đánh giá tác động môi trường. Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách chặt chẽ để khuyến khích huyện Côn Đảo phát triển theo hướng kinh tế xanh.

Dương An(ghi)

分享到: