Các nhà công nghiệp hạt nhân của những nước công nghiệp phát triển đang tìm đầu ra ở nước khác. Điều này đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đại gia ở thị trường các nước muốn bước vào con đường điện hạt nhân. Le Monde đặc biệt chú ý đến đại tập đoàn Rosatom của Nga với hàng loạt các chi nhánh,ềnđấthứacủacôngnghệđiệnhạtnhâket qua my có sức cạnh tranh mạnh từ Bangladesh đến Việt Nam.
Le Monde liệt kê một số nước như Trung Quốc, Brazil, Jordani, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Bangladesh, Việt Nam…Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc. Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc là nước “đi đầu” trong phong trào phát triển điện hạt nhân. Trung Quốc hiện có đến 29 lò phản ứng hạt nhân nằm trong dự án và 18 lò phản ứng đang hoạt động. Như vậy, Trung Quốc đã vượt Nga và Ấn Độ: Nga có 10 lò trong dự án và 33 lò đang hoạt động, hai con số này đối với Ấn Độ là 6 và 21.
Tại Brazil, tập đoàn Areva của Pháp vừa ký hợp đồng xây dựng một lò phản ứng hạt nhân trị giá 1,25 tỷ euro. Tuy nhiên, đây là lò phản ứng trong dự án duy nhất của nước này, cộng với 2 lò đang hoạt động, tức còn kém xa Trung Quốc. Jordani cũng đã quyết định theo đổi điện hạt nhân. Le Monde cho biết vừa qua, Jordani đã chọn hai nhà thầu Nga để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Thổ Nhĩ Kỳ thì đã chọn Pháp làm nhà cung cấp trong dự án xây dựng 4 nhà máy điện hạt nhân.
Trên thực tế, các nước mới trỗi dậy và đang phát triển chính là những thị trường đầy tiềm năng của các tập đoàn hạt nhân của các nước công nghiệp phát triển.
Văn Bảo (theo Le Monde)