TheếnđấucơTrungQuốcchặnđầumáybaytrinhsátMỹởBiểnĐôtỷ số los angeleso AFP, thông tin trên được Lầu Năm Góc đưa ra ngày 18-5. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tá Jamie Davis cho biết: “Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét lại vụ máy bay trinh sát của Mỹ bị 2 máy bay chiến thuật của Trung Quốc ngăn chặn vào ngày 17-5”.
Theo ông Davis, những thông tin ban đầu cho thấy hành động của các máy bay Trung Quốc là “thiếu an toàn”.
Theo đó, 2 chiếc chiến đấu cơ J-11 đã bay cách máy bay trinh sát Hải quân E-P3 của Mỹ khoảng 50m.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh: “Trong thời gian qua, phía Mỹ đã nhận thấy quân đội Trung Quốc cải thiện hoạt động của mình và thực hiện các chuyến bay một cách an toàn và chuyên nghiệp, tuy nhiên, vụ việc gần đây nhất lại không cho thấy điều đó”.
Người phát ngôn Davis cho biết, vụ bay chặn đầu máy bay Mỹ của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai bên đang hợp tác để giảm thiểu những vụ tai nạn không đáng có bằng cách “tăng cường các cuộc đối thoại ở nhiều cấp khác nhau”.
“Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét giải quyết vụ bay chặn này thông qua các kênh quân sự và ngoại giao phù hợp”, ông Davis nhấn mạnh.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian qua đã gia tăng nhanh chóng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc xây dựng phi pháp nhiều công trình quân sự trên các bãi đá [mà nước này cải tạo trái phép thành các đảo nhân tạo ở Biển Đông-ND] và ngang nhiên áp đặt chủ quyền của mình trên hầu khắp vùng biển trong khu vực.
Một số nước có tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc như Việt Nam và Philippines đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và cho rằng, yêu sách này không dựa trên cơ sở pháp lý.
Mỹ đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm đảm bảo “tự do hàng hải” ở Biển Đông bằng việc điều máy bay và tàu hoạt động trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo nói trên.