Thực tế cho thấy,ảingânvốnđầutưcôngtạorađộnglựcmớipháttriểnnềnkinhtếđội hình melbourne city gặp melbourne victory đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực tạo ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, tăng cường an sinh xã hội, đồng thời tạo ra động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường kết nối địa phương, kết nối vùng; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững… Thời gian vừa qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực trong hoàn thiện các cơ chế, chủ trương chính sách đối với đầu tư công và có nhiều nỗ lực trong tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư và nâng cao hiệu quả thực hiện vốn đầu tư. Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, góp phần làm thay đổi và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đầu tư công là động lực tạo ra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm, tăng cường an sinh xã hội,... (Ảnh minh họa). Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương đến hết tháng 11/2024 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ giải ngân ước 11 tháng thấp hơn cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 đạt 59,4% kế hoạch và đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Hiện có 18 bộ, ngành và 40 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn 28 bộ, ngành và 23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm đã được các bộ, địa phương báo cáo, chủ yếu là do: Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án chưa tốt, dẫn đến dự án chưa đủ điều kiện giao vốn; thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư mất nhiều thời gian, nhất là thủ tục phê duyệt thiết kế, đấu thầu, giải phóng mặt bằng; Bên cạnh đó, việc cập nhật, rà soát, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng chưa phản ánh kịp thời sự thay đổi của thị trường, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đầu tư xây dựng. Khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm chủ yếu do vướng mắc về xác định giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành... Các dự án vốn nước ngoài giải ngân chậm do thời gian lập đề xuất dự án đến triển khai thực hiện kéo dài, thủ tục gia hạn Hiệp định và điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án mất nhiều thời gian. Năng lực một số nhà thầu tư vấn còn yếu kém dẫn đến chất lượng công tác tư vấn, hồ sơ còn hạn chế. Liên quan đến vấn đề trên, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 115/CĐ- TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt kết quả tốt trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Thanh Tùng |