您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【soi kèo moldova】Đề xuất sửa Luật Thuế TNCN: Nâng mức giảm trừ gia cảnh, giảm số bậc biểu thuế 正文
时间:2025-01-10 19:40:35 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
(VTC News) - Trong tờ trình Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) trình Chính soi kèo moldova
Tại tờ trình, Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành đã được ban hành từ năm 2007 và có nhiều đóng góp quan trọng vào việc quản lý thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn, luật bộc lộ một số hạn chế nhất định, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Do đó, Bộ đề xuất xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
Trong đó, đáng chú ý là Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu điều chỉnh quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua và xu hướng phát triển. Đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng thuế cho người nộp thuế, tiếp tục phát huy tốt vai trò của chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện mục tiêu phân phối lại thu nhập.
Bộ Tài chính cho biết Luật thuế TNCN (áp dụng từ 1/1/2009) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 (áp dụng từ 1/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Ngày 2/6/2020 UBTVQH đã ban hành Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.
Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng như hiện nay thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì hiện nay cũng chưa phải nộp thuế TNCN.
Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2023 (theo giá hiện hành) là 4,96 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân là 10,86 triệu đồng/tháng/người. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng/tháng) là bằng hơn 2,21 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người (cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng), tương đương thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số giàu nhất.
Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân hiện nay, có nhiều người lao động hiện đang có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh theo mức lương tối thiểu vùng, mức giảm trừ gia cảnh ở các đô thị, thành phố lớn cần phải cao hơn ở khu vực nông thôn, miền núi do chi phí đắt đỏ hơn; cũng có ý kiến cho rằng phải có chính sách thuế điều tiết cao hơn đối với cá nhân ở các đô thị, thành phố lớn để hạn chế nhập cư, di dân vào các đô thị lớn...
Về bản chất, quy định về giảm trừ trước khi tính thuế đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thu nhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh...Vì thế, thu nhập trên ngưỡng này mới phải nộp thuế. Việc áp dụng các khoản giảm trừ còn hướng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhập thấp ra khỏi diện phải nộp thuế TNCN. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
"Đối với nước ta, mức giảm trừ gia cảnh hiện hành được áp dụng từ năm 2020 đến nay nên cũng cần thiết phải rà soát, đánh giá lại để đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp với các điều kiện mới. Mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cho phù hợp với sự biến động của giá cả cũng như sự gia tăng mức sống dân cư trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báo cho thời gian tới đây, đồng thời không làm giảm vai trò của chính sách thuế TNCN trong hệ thống thuế.
Mức giảm trừ “quá cao” sẽ làm mờ vai trò của chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện các chức năng của sắc thuế này (đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết thu nhập) và vô hình sẽ đưa chính sách thuế TNCN trở lại “chính sách thuế đối với người có thu nhập cao” như giai đoạn trước đây. Đồng thời, có thể cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Một nội dung đáng chú ý nữa được Bộ Tài chính đề xuất thay đổi là cắt giảm số bậc trong biểu thuế TNCN. Khoản 2 Điều 22 Luật thuế TNCN quy định biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công với 7 bậc thuế: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.
"Qua quá trình thực tế thực hiện, có quan điểm cho rằng biểu thuế lũy tiến từng phần hiện hành là chưa hợp lý, quá nhiều bậc, giãn cách giữa các bậc quá hẹp dễ dẫn đến nhảy bậc thuế khi tổng hợp thu nhập vào cuối năm làm tăng số thuế phải nộp, số lượng phải quyết toán thuế tăng một cách không cần thiết trong khi số thuế phải nộp thêm không nhiều", Bộ Tài chính thông tin.
Xu hướng chung được một số quốc gia thực hiện gần đây là thực hiện đơn giản hóa của Biểu thuế thông qua việc giảm số bậc trong biểu thuế. Việt Nam có thể nghiên cứu để cắt giảm số bậc thuế của Biểu thuế hiện nay từ 7 bậc xuống mức phù hợp; cùng với đó, xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết ở mức cao hơn vào những người có thu nhập ở bậc thuế cao. Thực hiện theo hướng này sẽ góp phần đơn giản hóa, giảm số bậc thuế nhằm tạo thuận lợi cho công tác kê khai, nộp thuế của người nộp thuế.
Công HiếuBộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 20242025-01-10 19:35
4 món ăn, đặc sản Cà Mau vào Top 100 món ăn, đặc sản Việt Nam2025-01-10 19:28
ÐT759 cần sửa chữa2025-01-10 19:14
Một năm thành công với nhiều thách thức2025-01-10 18:43
Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng2025-01-10 18:40
Liên minh nâng cao giá trị tôm sạch Việt Nam2025-01-10 18:04
Khai thác an toàn và câu chuyện chuyển đổi nghề2025-01-10 17:53
Sản xuất hàng hoá liên kết theo chuỗi giá trị2025-01-10 17:39
Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ2025-01-10 17:13
Ra quân hưởng ứng tháng vận động bảo hiểm xã hội toàn dân2025-01-10 17:08
Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội2025-01-10 19:36
Phát triển vùng sản xuất sạch2025-01-10 19:20
Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay2025-01-10 19:18
Bốn ngày nghỉ lễ, cả nước xảy ra 277 vụ tai nạn giao thông, làm chết 109 người2025-01-10 19:11
Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang2025-01-10 18:52
Thị trường cá khô nhiều biến động2025-01-10 18:49
Sụp lún rúng động vùng ngọt2025-01-10 18:36
Tăng cường tiêm chủng, tránh dịch chồng dịch2025-01-10 17:56
Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO2025-01-10 17:39
Thêm 600 triệu đồng cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc do Covid2025-01-10 17:38