【đội hình wolves gặp newcastle】Nâng cao chất lượng dân số

Bác sĩ Bạch Sỹ Long,ấtlượngdacircnsốđội hình wolves gặp newcastle Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh định hướng các hoạt động dân số và phát triển có trọng tâm, trọng điểm tại hội nghị của đơn vị đầu năm 2024

PV: Bác sĩ có thể cho biết mục đích, ý nghĩa Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam (26-12) năm nay với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”?

Ngày 19-5-1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-TTg lấy ngày 26-12 hằng năm là Ngày dân số Việt Nam và Quyết định số 2161-TTg ngày 26-11-2010 lấy tháng 12 hằng năm là Tháng hành động quốc gia về dân số.

Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam tổ chức hằng năm nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động về dân số và phát triển. Đây cũng là dịp tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy và cộng đồng đối với công tác dân số trong tình hình mới.

Chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” năm nay được chọn với nhiều lý do quan trọng. Cụ thể gồm, nâng tầm chất lượng dân số: Chất lượng dân số không chỉ đơn thuần là đảm bảo về số lượng mà còn bao gồm những yếu tố toàn diện của mỗi người như: sức khỏe, trình độ học vấn, kỹ năng và khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội…

Tạo liên kết giữa dân số và phát triển kinh tế: Khi dân số đạt chất lượng tốt sẽ cải thiện đời sống người dân bền vững. Dân số khỏe mạnh, có trình độ học vấn cao sẽ tạo ra nguồn lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế địa phương, sự phồn vinh của một dân tộc.

Nhân lên hạnh phúc gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, còn là sự đảm bảo cho ổn định và phát triển xã hội. Nâng cao chất lượng dân số là xây dựng nền móng cho gia đình và xã hội phát triển bền vững.

Thích ứng với thay đổi xã hội: Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội và nền kinh tế toàn cầu, việc nâng cao chất lượng dân số giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với những thách thức mới, từ đó góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng: Chất lượng dân số chỉ có thể thay đổi khi có sự tham gia của tất cả cộng đồng; giáo dục và truyền thông là giải pháp chủ lực trong thực hiện công tác dân số hiện nay.

Nữ hộ sinh Hoàng Thị Oanh, viên chức dân số xã Ðồng Tiến, huyện Ðồng Phú truyền thông kiến thức dân số và phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

PV: Ngành dân số tỉnh sẽ tập trung những hoạt động cụ thể nào để lan tỏa thông điệp ý nghĩa cũng như những hành động thiết thực trong Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam năm nay, thưa bác sĩ?

Bình Phước là một trong 9 tỉnh trên cả nước đang đạt được mức sinh thay thế ổn định. Vì vậy, công tác dân số của tỉnh trong giai đoạn này tập trung chuyển trọng tâm cho các vấn đề nâng cao chất lượng dân số theo Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày dân số Việt Nam năm nay, từ ngày 1-12 đến 31-12-2024, ngành dân số tỉnh tổ chức các hoạt động với nội dung trọng tâm, trọng điểm như: Truyền thông tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, qua đó nâng cao nhận thức và vận động người dân tự nguyện tham gia; tuyên truyền về tác hại, hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại vùng sâu, vùng xa…

Hiện nay, vấn đề già hóa dân số đang tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Vì vậy, trong Tháng hành động quốc gia về dân số, Chi cục Dân số tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, khó được tiếp cận các thông tin tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao đời sống thể chất và tinh thần, góp phần thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

PV: Thưa bác sĩ, trong thời gian tới, công tác dân số và phát triển của tỉnh cần khắc phục những khó khăn, tồn tại và tập trung các giải pháp nào để nâng cao chất lượng, đáp ứng thời kỳ đổi mới?

Công tác dân số trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, nhưng trong giai đoạn hiện nay công tác này đang đứng trước những khó khăn, bất cập như: Mức sinh giữa các địa phương còn chênh lệch đáng kể, mất cân bằng giới tính khi sinh dù có giảm nhưng vẫn còn cao, tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chất lượng dân số chưa theo kịp thực tiễn, phân bố dân số, quản lý di cư vẫn còn nhiều bất cập, đầu tư cho công tác dân số chưa xứng tầm với nhiệm vụ…

Để thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới, một số giải pháp đã được toàn ngành tập trung như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân số và phát triển. Xác định nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Kiện toàn bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; củng cố mạng lưới và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt các chính sách dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.

 Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với các hình thức phù hợp đến mọi tầng lớp xã hội để nâng cao nhận thức, duy trì vững chắc mức sinh thay thế, cân bằng mức sinh giữa các địa phương, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tận dụng tối đa hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số bằng cách đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số từ tư duy kế hoạch hóa gia đình sang tư duy dân số và phát triển. Tiếp tục thực hiện tốt các mô hình, đề án về dân số và phát triển theo đúng định hướng của cơ quan chuyên ngành cấp trên.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 7) thực hiện với kết quả: Toàn tỉnh có khoảng 64.133 người cao tuổi, trong đó 14.309 người được khám sức khỏe định kỳ, tương ứng 14,3%, đạt vượt 6,3% chỉ tiêu được giao. Năm 2024, tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh khoảng 0,89%, có 8.310 ca được thực hiện sàng lọc trước sinh, 9.020 ca sàng lọc sơ sinh. Tỷ số giới tính khi sinh là 110,2 nam/100 nữ (giảm 0,1 điểm % so với năm 2023). Gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong năm 2024 là 77.095 ca/74.800 ca, đạt 103,1% chỉ tiêu.


PV:Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Thể thao
上一篇:Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
下一篇:Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng