【xếp hạng bóng đá hàn quốc】Chiến lược chống khủng bố mới của Trump bỏ qua 4 bài học xương máu

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:52:38

chien luoc chong khung bo moi cua trump bo qua 4 bai hoc xuong mau

Chiến lược chống khủng bố mới của Trump bỏ qua 4 bài học xương máu. Ảnh: Getty.

Nhà Trắng tuần trước đã công bố bản chiến lược chống khủng bố được chờ đợi từ lâu. Đây là bản chiến lược chống khủng bố đầu tiên Mỹ công bố kể từ năm 2011 và thật đáng ngạc nhiên khi bản chiến lược này là sự tiếp nối với sách lược của chính quyền tiền nhiệm hơn là một kế hoạch hành động mới như kỳ vọng.

“Soi” kỹ bản chiến lược chống khủng bố của chính quyền Tổng thống Donald Trump,ếnlượcchốngkhủngbốmớicủaTrumpbỏquabàihọcxươngmáxếp hạng bóng đá hàn quốc giới quan sát chỉ ra 4 bài học xương máu mà chiến lược này bỏ qua. Phần mở đầu của bản chiến lược chủ yếu là phần bổ sung và không bao gồm những “tuyên bố khoa trương”’ của Tổng thống Trump trong việc chống Hồi giáo, chống nhập cư hay chủ nghĩa dân túy.

Bên cạnh đó, một số điểm đáng chú ý phải kể đến là chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ bao gồm vấn đề khủng bố trong nước, việc tập trung vào tăng cường quan hệ đối tác chống khủng bố trên toàn cầu. Bản chiến lược còn nhấn mạnh những cam kết về phục hồi và tái hòa nhập...

Tuy nhiên, bản chiến lược của Tổng thống Trump lại không đi vào chi tiết “như thế nào”. Ví dụ, như việc phân chia nhiệm vụ cho hàng chục cơ quan, bộ ngành liên quan của chính phủ Mỹ trong kế hoạch hành động cụ thể để chống lại các mối đe dọa khủng bố...

Thứ nhất: Tránh phản ứng phụ tiêu cực

Chiến lược hiệu quả hàng đầu để chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan là việc tránh được những “phản ứng phụ” tiêu cực và không mong muốn thông qua các chính sách và hành động có thể bảo vệ các quyền cơ bản và tự do của công dân.

Bài học nhãn tiền trong gần hai thập kỷ qua trong cuộc chiến chống khủng bố tại Ai Cập, Kenya, Nigeria, Philippines, Yemen hay ở những nơi khác là những sách lược mạnh tay để chống khủng bố đã đồng thời làm nảy sinh bất đồng nghiêm trọng giữa chính quyền với lực lượng an ninh của mình. Từ đó, làm “thiêu chột” mọi nỗ lực chống khủng bố trong tương lai cũng như khả năng phục hồi và chống đỡ của xã hội trước tư tưởng cực đoan.

Thực tế, cơ sở hành động chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bạo lực cực đoan rất rõ ràng là để chính phủ các nước chống lại chính người dân của mình. Gieo rắc tư tưởng thù địch, cực đoan là một trong những mầm mống để các tổ chức khủng bố và bạo lực cực đoan phát triển.

Ngoài ra, việc định nghĩa quá mức “chủ nghĩa khủng bố” hay “chủ nghĩa bạo lực cực đoan”, điều đang diễn ra phổ biến tại Trung Đông, Bắc Phi, vùng Hạ Sahara Châu Phi... vô hình chung đã đưa các nhóm đối lập vào danh sách khủng bố. Một lần nữa, điều này sẽ tạo ra những mối bất bình với chính quyền, đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho những kẻ khủng bố kích động và chiêu mộ người ủng hộ.

Với bản chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ, văn kiện này đã bỏ qua bài học xương máu đầu tiên này. Bản chiến lược không có gì xa hơn là một lời kêu gọi các nước đối tác của Mỹ đảm bảo các chiến dịch chống khủng bố được thực hiện “hiệu quả và công bằng”.

Thứ 2: “Chất lượng đối tác”

Ưu tiên trong bản chiến lược chống khủng bố mới của Tổng thống Trump dường như hướng tới “số lượng” đối tác hơn là “chất lượng” của các đối tác này.

Bài học rất rõ rằng nhiều nước xếp vào hàng “đối tác tốt” lại đang gặp đầy bất ổn vì chính phủ quản lý yếu kém hay căng thẳng nội bộ cản trở phát triển đất nước. Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi các đối tác “có năng lực và nguồn lực” tăng cường hỗ trợ cho các đối tác “thiếu nguồn lực và khả năng”. Lời kêu gọi này dường như nhắm tới các nước giàu có Vùng Vịnh để yêu cầu họ chia sẻ thêm trách nhiệm và gánh nặng của cuộc chiến chống khủng bố.

Điều này không có gì là ngạc nhiên nếu Washington dưới thời Tổng thống Trump muốn các nước giảm phụ thuộc, đặc biệt là phụ thuộc tài chính vào Mỹ.

Thứ ba: Ngăn chặn mầm mống cực đoan bén rễ

Tầm quan trọng là giải quyết ngay từ đầu mầm mống hoặc nguy cơ tiềm ẩn có thể làm phát sinh chủ nghĩa khủng bố và cực đoan. Cả thế giới đã chứng kiến làn sóng khủng bố kinh hoàng tại Bỉ, Pháp, Đức và Anh khi chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan bén rễ ở châu Âu.

Dù chiến lược chống khủng bố mới của Washington có nhắc đến sự cần thiết phải loại trừ các điều kiện nuôi dưỡng mầm mống khủng bố với một vài trường hợp cụ thể. Song chiến lược này không nêu rõ các “điều kiện” này là gì hay những biểu hiện “bất mãn” nào có thể dẫn đến tư tưởng cực đoan.

Chính quyền Tổng thống Trump sẽ xoa dịu những “mầm mống” này thế nào? Vì thực tế, chính phủ các nước và nhất là người đứng đầu các nước giữ vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, chống tham nhũng, củng cố niềm tin và ngăn chặn bạo lực cũng như tư tưởng cực đoan gia tăng.

Thứ 4: Bài học bị bỏ qua hoàn toàn

Các nỗ lực chống khủng bố và bạo lực cực đoan sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu có sự tham gia từ các cộng đồng địa phương, từ trường học tới những tổ chức dân sự, bởi vì đây là nơi hiểu rõ nhất động cơ của những người có các hành động cực đoan. Sự quan tâm lẫn nhau là điều cần thiết trong các cộng đồng và là công cụ để tránh xung đột. Dù là những điều nhỏ bé, song đây là mắt xích quan trọng để củng cố nỗ lực chống khủng bố toàn cầu.

Bản chiến lược của chính quyền Trump lại nhấn mạnh cuộc chiến này ở tầm “vĩ mô” hơn, đó là vai trò của Liên Hợp Quốc mà không đề cập cụ thể đến bất kỳ chính phủ hay quốc gia nào. Giống như Mỹ để một mình Liên Hợp Quốc dẫn dắt nỗ lực kiến tạo một hệ thống chống khủng bố toàn cầu, với sự hỗ trợ từ xã hội dân sự và các đối tác tư nhân...

Vẫn có những ý kiến cho rằng, chiến lược chống khủng bố mới của Tổng thống Trump tốt hơn so với sự lo ngại trước đó. Bản kế hoạch này có sự nối tiếp của hai chính quyền kế tiếp nhau tại Mỹ.

Dù bản chiến lược đã nêu một trong những bài học quan trọng của Mỹ trong chặng đường 17 năm chống khủng bố kể từ sau vụ tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001. Tuy nhiên, nếu bỏ qua 4 bài học xương máu trên, chiến lược này của Mỹ có thể giảm đi tính hiệu quả.

顶: 719踩: 2