Tăng trưởng XK 12%/năm
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 264,32 tỷ USD. Trong đó, XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, bằng 56,5% kế hoạch năm. Về cơ cấu hàng XK, tính chung 7 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng XK hàng hóa của Việt Nam khi chiếm tới 81,8% tổng kim ngạch XK hàng hóa. Ở góc độ cán cân thương mại, tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 3,06 tỷ USD. Trong đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,1 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực DN trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD.
Đánh giá tổng thể XK hàng hóa của Việt Nam những năm gần đây, Bộ Công Thương nêu rõ: XK đã đạt những kết quả đáng ghi nhận về quy mô, cơ cấu hàng hóa cũng như thị trường. Điền hình như trong năm 2017, lần đầu tiên XK vượt mốc 200 tỷ USD. So với quy mô XK năm 2011 (96,9 tỷ USD), thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, XK sau 7 năm đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng XK bình quân đạt 12%/năm.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Tăng trưởng XK đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng “lan tỏa” thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa XK đã chuyển dịch thành công. Nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2017 chiếm tỷ trọng 81,3%, tăng mạnh so với mức 61% của năm 2011; tỷ trọng của hàng nông, thủy sản giảm còn 12,1% (năm 2011 là 20,4%) và nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 2% (năm 2011 chiếm 11,6%). Đáng chú ý, hiện nay thị trường XK được mở rộng, phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Cơ cấu thị trường XK về cơ bản là tốt, đặc biệt là đối với nhóm hàng công nghiệp.
Thiếu bền vững
Dù khẳng định XK những năm qua đã đạt không ít kết quả đáng ghi nhận, song ông Trần Thanh Hải cũng cho rằng vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Điển hình như, XK vẫn dựa nhiều vào khối DN FDI. Cụ thể, khối FDI vẫn chiếm trên 70% XK. “Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới,...), XK của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh hơn”, ông Hải phân tích.
Với riêng nhóm hàng nông, thủy sản đã và đang được Việt Nam đẩy mạnh XK, ông Hải đánh giá: Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm này chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%). Đặc biệt, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị trường duy nhất (sắn, cao su, thanh long,…). Nhiều chuyên gia nêu quan điểm: Nhóm hàng nông, thủy sản phát triển khá manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK. Đáng chú ý, sản xuất manh mún khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo) vẫn xảy ra, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện XK vững bền, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích: Việt Nam đã hội nhập thành công vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, song mới chuyên sâu vào các hoạt động sản xuất công nghiệp ở công đoạn cuối cùng, giá trị gia tăng thấp và kết nối trong nước yếu. Hiện, chỉ có 300 DN Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng vẫn là cung ứng thay thế, không phải cung ứng sản xuất. Trong đó, chỉ có 2% là DN lớn, 2-5% là DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, DN Việt còn bất cập trong quản lý, ít đổi mới công nghệ, khó tiếp cận tài chính; nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn thiếu kỹ năng lao động… Tất cả khiến tính bền vững của hoạt động XK còn kém. “Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục XK tập trung vào gia công, lắp ráp giá trị gia tăng thấp, hoặc đa dạng hoá và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia vào công đoạn đem lại giá trị gia tăng hơn”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Nâng cao giá trị gia tăng
Theo Cục XNK, hướng tới XK bền vững, vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp tổng thể như: Mở rộng thị trường; tăng cường thông tin thị trường; cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý với XK… Ở góc độ cụ thể hơn, giải pháp được Cục XNK xem như trọng tâm là tạo nguồn hàng có chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa XK.
Một số chuyên gia cho rằng: Muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, điều kiện tiên quyết là sản phẩm phải có chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm phải được kiểm soát qua cả một quy trình từ gốc cho đến sản phẩm cuối cùng. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần có cải cách toàn diện theo cả chiều ngang và chiều dọc ở các ngành cụ thể. Quá trình cải cách này có thể triển khai theo một lộ trình toàn diện xuyên suốt nhiều khía cạnh. Đặc biệt, cần tăng liên kết trong nước với nước ngoài, giữa DN XK với các DN cung cấp đầu vào trong nước bởi khả năng kết nối của quốc gia với thị trường toàn cầu về hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động là yếu tố chính để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Song song đó, DN Việt cần nâng cao mức độ tinh thông trong hoạt động như kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý bên trong giúp DN đạt được năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất có thể...
Liên quan tới câu chuyện nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm XK, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu hướng sửa đổi các luật thuế để có sự đối xử công bằng hơn giữa vật tư, nguyên liệu NK và vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước. Bởi Bộ Công Thương đánh giá, chính sách thuế như hiện nay đang dành ưu ái lớn hơn cho vật tư, nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK nên các DN XK thiên về NK nguyên vật liệu từ bên ngoài thay vì mua trong nước.
Ở góc độ nâng cao nguồn nhân lực, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các ngành như thiết kế kiểu dáng, bao bì công nghiệp, thiết kế thời trang, marketing… nhằm giúp các DN, đặc biệt là DN dệt may và da giày có thể tự chủ được về thiết kế, đa dạng hóa được sản phẩm, từng bước tạo dựng và khẳng định thương hiệu cho hàng XK của Việt Nam.
顶: 96踩: 2
【đọc kèo tài xỉu bóng đá】Xuất khẩu hàng hóa: Tăng trưởng mạnh nhưng thiếu vững chắc
人参与 | 时间:2025-01-26 23:26:34
相关文章
- Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- Hoạt động XNK ở cảng Hải Phòng thông suốt sau bão số 3
- Hướng dẫn xử lý thuế đã nộp của tờ khai hủy
- Pep Guardiola: Man City cần thời gian nuốt trôi thất bại Real Madrid
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quan
- Thắng Kon Tum, Hòa Bình FC trở lại cuộc đua thăng hạng
- Pep Guardiola: Man City cần thời gian nuốt trôi thất bại Real Madrid
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Bổ sung quy định về người khai hải quan cho phù hợp thực tế
评论专区