【bâo bong da】Bài 1: Vẫn còn vướng về vật liệu

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:02:38 评论数:

Bài 1 Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu v.MP3

Sớm gỡ khó để hạ tầng giao thông ĐBSCL phát triển đồng bộ sẽ giúp toàn vùng thoát khỏi “vùng trũng” cao tốc,ẫncnvướngvềvậtliệbâo bong da từ đó giảm chi phí vận chuyển, giao thương thuận lợi, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai hứa hẹn sẽ mở ra vận hội mới cho ĐBSCL, nhưng để sớm hiện thức hóa điều này, bài toán về vật liệu cát cần sớm được tháo gỡ.

Hầu hết các dự án đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công cao tốc.

Hầu hết chậm tiến độ

Hiện nay, khu vực ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỉ đồng. Trong đó, 8/9 dự án đang tổ chức thi công. Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (vốn ODA Hàn Quốc) do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đang hoàn thiện thủ tục và dự kiến khởi công đầu năm 2025.

Trong tổng số 8 dự án đang triển khai, 6 dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, gồm 4 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 207km thuộc kế hoạch thi đua hoàn thành 3.000km và 2 dự án cầu, đường bộ. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào khai thác sử dụng năm 2027; dự án thành phần 2 Cao Lãnh - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) và dự án cầu Đại Ngãi (Ban Quản lý dự án 85) hoàn thành năm 2027.

Theo ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù công tác giải phóng mặt bằng các dự án tại ĐBSCL hiện đạt trên 99%, tuy nhiên vẫn chưa hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9-2024. Trong đó, Dự án đường Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu thi công (đoạn qua tỉnh Kiên Giang đạt 56%; qua Bạc Liêu đạt 82%); Dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ còn vướng mắc mặt bằng tại nút giao Lộ Tẻ (qua thành phố Cần Thơ).

Thời gian qua, các nhà thầu đã huy động 450 mũi thi công, 6.500 nhân lực, 2.200 thiết bị phù hợp với điều kiện thi công tại khu vực ĐBSCL. Riêng Dự án Cần Thơ - Cà Mau đã huy động 183 mũi thi công, 971 thiết bị, 3.000 nhân lực.

Công nhân trên các công trường hăng say làm việc với quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa”, thi công “xuyên lễ, xuyên tết”.

“Hầu hết các dự án, dự án thành phần đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4%-15%. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này gây lãng phí lớn về thời gian, nguồn lực của các nhà thầu, ảnh hưởng đến hiệu quả thi công và tiến độ hoàn thành các dự án”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm lấy điển hình, Dự án Cần Thơ - Cà Mau cần hoàn thành công tác gia tải chậm nhất vào ngày 31-12-2024, mới có thể hoàn thành dự án vào ngày 31-12-2025. Tuy nhiên, đến nay công suất khai thác, cung ứng cát đắp hàng ngày mới đạt 54.000m3. Tại dự án đường Hồ Chí Minh, hiện chỉ thi công các công trình cầu, đào bóc hữu cơ do chưa hoàn thành thủ tục cấp mỏ.

Cần sự phối hợp giữa các địa phương

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm nhìn nhận nếu không kịp thời bổ sung nguồn vật liệu cho các dự án để đạt công suất theo nhu cầu sẽ rất khó đáp ứng tiến độ. Qua rà soát của các địa phương, xác định được nguồn cát sông là 72,3 triệu m3/nhu cầu 65 triệu m3. Hiện nay, các thủ tục cấp phép để khai thác nguồn cát sông đã hoàn thành, với tổng trữ lượng 34,1 triệu m3. Tuy nhiên, công suất khai thác của các mỏ hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ thi công.

Việc tổ chức khai thác cát biển tại các mỏ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phục vụ thi công dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau đạt khoảng 15.000m3/ngày. Mặc dù các nhà thầu đã huy động tối đa phương tiện trên cả nước, nhưng do mực nước thấp nên chỉ sử dụng được các tàu công suất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận cho biết, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có nhu cầu vật liệu đắp khoảng 18,5 triệu m3; năm 2024 cần khoảng trên 15 triệu m3, đã huy động trên 11 triệu m3 (bao gồm cả cát biển). Khối lượng còn lại cần huy động trong năm 2024 khoảng 4 triệu m3.

Còn về cát sông, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã cấp cho dự án tổng cộng 20 mỏ cát với tổng trữ lượng 19 triệu m3 (bao gồm 1,4 triệu m3 điều phối từ trục ngang). Tuy nhiên, hiện tỉnh An Giang đã tạm dừng khai thác 7/9 mỏ do đã khai thác hết công suất năm 2024 hoặc quá độ sâu thiết kế và có nguy cơ gây sạt lở bờ sông. Ban QLDA Mỹ Thuận đang tích cực làm việc với tỉnh An Giang để khai thác trở lại 2 mỏ cát.

Đối với cát biển, tổng khối lượng khai thác đã đưa về công trường đạt 722.580m3, trung bình đạt 10.000m3/ngày. Đến nay, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C đã huy động 19 tàu hút công suất khai thác 22.400m3, cam kết bố trí cát cho các nhà thầu khoảng 7.000m3/ngày.

Đối với vật liệu cấp phối đá dăm, dự án Cần Thơ - Cà Mau đã huy động khoảng 262.000 m3/1 triệu m3 đá (nhu cầu gia tải năm 2024). Các dự án còn lại đang huy động đảm bảo tiến độ.

“Với các dự án nằm trong chương trình 3.000km cao tốc hoàn thành năm 2025, Ban QLDA Mỹ Thuận, tư vấn giám sát và nhà thầu đã lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công việc, xác định các đường găng, đưa ra giải pháp phù hợp để quyết tâm hoàn thành các dự án đảm bảo tiến độ. Dự án cao tốc đoạn Cần Thơ - Cà Mau vẫn nhiều khó khăn nên cần sự hỗ trợ của cấp có thẩm quyền để dự án kịp hoàn thành vào ngày 31-12-2025”, ông Trần Văn Thi thông tin.

Đại tá Lê Xuân Long, Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, định hướng lâu dài cho khu vực ĐBSCL, Binh đoàn 12, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của người dân trong việc sạt lở bờ sông, chia sẻ với việc lãnh đạo các tỉnh trong việc xây dựng các công trình để chỉnh trị bờ sông khi có sạt lở xảy ra, cho nên giải pháp lâu dài phải sử dụng cát biển.

“Công nghệ của chúng ta sẵn sàng rửa sạch cát biển, vấn đề là bổ sung giá rửa. Ngoài ra, phải rà soát đánh giá một cách chắc chắn, chuẩn xác từng địa phương về phạm vi và cao trình sử dụng cát biển. Riêng về cát nhập khẩu nhu cầu rất lớn, vấn đề là chúng ta phải bổ sung, cơ chế về giá, bên cạnh đó để tránh ảnh hưởng môi trường thì cầu cảng ở khu vực ĐBSCL cũng là giải pháp”, Đại tá Lê Xuân Long thông tin thêm.

MỘNG TOÀN

------------------

Bài 2:Để không còn loay hoay tìm nguồn cát