Cử tri tỉnh Bình Dương cho biết,ỹhỗtrợnôngdânđãhoạtđộngminhbạchhiệuquảhơvô địch victoria úc nguồn vốn của QHTND hoạt động cho vay hiện nay của quỹ được tạm ứng từ ngân sách tỉnh Bình Dương là 120 tỷ đồng, không có vốn điều lệ, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước thì Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phải thu hồi và nộp trả ngân sách số vốn này. Nhưng hiện nay toàn bộ số vốn trên Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đang cho hội viên nông dân vay để đầu tư sản xuất và đạt năng suất, hiệu quả cao.
|
Đối tượng có nhu cầu vay vốn nhiều để đầu tư nhưng nguồn vốn hạn chế. Số tiền cho vay bình quân mỗi hộ là 50 triệu đồng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Cử tri kiến nghị cần hoàn thiện pháp lý về thành lập, cơ cấu tổ chức, điều lệ hoạt động, cơ chế tài chính, nguồn vốn của quỹ đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra trong việc giải ngân, sử dụng vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, phát triển khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nông thôn thông qua hệ thống QHTND các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
QHTND được thành lập từ năm 1995 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 28 năm hoạt động, hệ thống QHTND các cấp đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tổng nguồn vốn toàn hệ thống đến ngày 30/11/2023 đạt khoảng 4.877 tỷ đồng, tổng doanh số cho vay từ khi thành lập đến ngày 30/11/2023 khoảng 15.000 tỷ đồng, dư nợ là 4.550 tỷ đồng.
Nguồn vốn này đã giúp hàng triệu hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; phát triển nông nghiệp sạch theo chuỗi giá trị, đảm bảo an ninh lương thực; đẩy lùi nạn tín dụng đen khu vực nông thôn; góp phần ổn định chính trị ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chung liên quan đến tổ chức và hoạt động của QHTND để giúp quỹ hoạt động rõ ràng, minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, từng bước tiếp cận dần với các nguyên tắc hoạt động tín dụng chung của thị trường và đồng bộ với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hội Nông dân và các QHTND các cấp nghiên cứu, trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 về thành lập, tổ chức và hoạt động của QHTND.
Nghị định số 37/2023/NĐ-CP đã quy định các nội dung chính về việc thành lập quỹ; cơ cấu tổ chức bộ máy của quỹ; hoạt động của quỹ; chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, giám sát; đánh giá hiệu quả hoạt động của QHTND. Đồng thời, nghị định đã bổ sung các quy định nhằm tăng cường công tác kiểm tra trong việc giải ngân, sử dụng vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả như ý kiến kiến nghị của cử tri./.