Rất nhiều học giả,òcủaRCEPđốivớihộinhậpkinhtếkhuvựtì lê cá cuoc bong da hom nay chuyên gia kinh tế cho rằng nếu Mỹ rút khỏi TPP sẽ là một thiệt thòi lớn cho các nỗ lực để hiệp định này đi vào thực tế, đồng thời qua đây cũng mở ra cơ hội lớn để RCEP được các quốc gia trong khu vực đàm phán để ký kết. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á cần lưu ý về các nguy cơ kinh tế có thể gặp phải gắn liền với việc tự do hóa thương mại sâu sắc. Với những nỗ lực toàn cầu hóa, sự dịch chuyển của dòng thương mại quốc tế, dịch vụ và các lĩnh vực sản xuất đang ngày càng phát triển. Kết quả là, các hoạt động kinh tế có thể tập trung vào một số thị trường cốt lõi để thúc đẩy sự tăng trưởng chính của kinh tế thế giới cũng như khu vực. Do đó, những thị trường cốt lõi giành được thị phần lớn hơn của hoạt động kinh tế toàn cầu thông qua các dòng chảy thương mại, tích tụ đầu tư và tái cơ cấu sản xuất công nghiệp. Tiềm năng về thị trường của các nước này cũng mang lại cho họ những lợi thế trong đàm phán thương mại với các quốc gia khác, đặc biệt là đàm phán song phương. Với việc hội nhập kinh tế khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đông Á được coi là một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế thế giới. Đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vẫn sẽ là khuôn khổ tốt nhất cho việc tạo lập sân chơi bình đẳng về thương mại và đầu tư quốc tế. Song do sự tiến bộ của lĩnh vực hợp tác thương mại đa phương không thể bắt kịp với tốc độ thay đổi của kinh tế thế giới, có vẻ như một hệ thống các thỏa thuận quốc tế đa cực đang ngày càng thịnh hành và bị chi phối bởi nhiều quốc gia khác trong đó có cả Nhật Bản và Trung Quốc. Việc cho ra đời RCEP là đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia châu Á. Về cơ bản, RCEP là một phần trong các nỗ lực của các quốc gia châu Á để hình thành con đường quản trị, hợp tác của khu vực. Nó nên được xem như một “ASEAN mở rộng” và cung cấp một nền tảng để hình thành một khu vực hợp tác chặt chẽ, hiệu quả để góp phần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. ASEAN sẽ là hạt nhân cốt lõi của quá trình này và sẽ đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác của khu vực. RCEP với các thỏa thuận thương mại mang các tiêu chuẩn cao, tương tự như các thỏa thuận trong TPP, rất có thể sẽ được các quốc gia thành viên hoan nghênh khi tiến hành đàm phán trong giai đoạn hiện nay. Điều quan trọng là việc đàm phán để cho ra đời hiệp định này liên quan đến nhu cầu cấp bách và hoàn cảnh của các quốc gia ở khu vực. Việc hiệp định này được hình thành không chỉ giúp tăng cường hợp tác đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia thành viên mà còn góp phần cải cách ở từng quốc gia. Giá trị của RCEP thể hiện qua 3 khía cạnh chính. Thứ nhất, RCEP sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan lên đến 90-95%. Điều này thực tế đã và đang được áp dụng trong khuôn khổ ASEAN+1. Thứ hai, những điều khoản mang tính tích cực sẽ làm cho RCEP có ý nghĩa với tất cả quốc gia thành viên, không phân biệt lớn hay nhỏ. Thứ ba, thúc đẩy đàm phán cho ra đời RCEP không chỉ để phục vụ cho hội nhập khu vực mà còn cho hợp tác khu vực. RCEP không phải là một hiệp định thương mại của thế kỷ XX, nhưng nếu được hình thành nó sẽ góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy hội nhập và hợp tác khu vực. RCEP sẽ là một “thành tựu lớn” đối với thương mại thế giới, bởi nó bao gồm 16 quốc gia, chiếm gần một nửa dân số thế giới, ¼ tổng sản phẩm hàng hóa toàn cầu và chiếm 40% giá trị thương mại thế giới. Tất cả những yếu tố này mở ra một tương lai tươi sáng cho việc hợp tác, hội nhập của khu vực và thực sự hấp dẫn đối với các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. |