【kqbd dem qua va hom nay】Xác định cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần hưởng ngân sách nhà nước

  发布时间:2025-01-10 19:32:30   作者:玩站小弟   我要评论
Đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo Nhà nước xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ c kqbd dem qua va hom nay。

VĐH

Đoàn khảo sát của Ban chỉ đạo Nhà nước xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý,ácđịnhcơsởgiáodụcnghềnghiệpcầnhưởngngânsáchnhànướkqbd dem qua va hom nay cơ chế tài chính, tổ chức hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (đứng giữa) làm việc với Bộ LĐ-TB&XH, ngày 2/6. Ảnh: Anh Tuấn

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 2/6.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, mục tiêu cuối cùng của đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý và sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung vẫn là nâng cao hiệu quả của hệ thống này để đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là yêu cầu tiếp cận dịch vụ công của mọi công dân, doanh nghiệp và xã hội.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đã gợi mở nhiều vấn đề trong đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập đối với các lĩnh vực thuộc Bộ LĐ-TB&XH, đặc biệt nhấn mạnh 4 điểm nhấn trong đổi mới các cơ sở GDNN như: quy hoạch mạng lưới, vai trò chủ quản, tự chủ và xã hội hóa.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, hiện Bộ có 29 cơ sở GDNN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, 3 cơ sở đang trong thời gian thí điểm. Còn tính trên cả nước hiện có 1.989 cơ sở GDNN, trong đó công lập có 1.337 cơ sở. Số lượng nhà giáo và cán bộ quản lý trong các cơ sở GDNN là 91.555 người, trong đó trong các cơ sở GDNN công lập là 71.771 người, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 10.766 người.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đối với việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN,cần phải xác định rõ danh mục những cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào phải sử dụng ngân sách nhà nước, tuy nhiên không đánh đồng tất cả đối với những cơ sở GDNN đào tạo đặc thù, những cơ sở ở các địa bàn khó khăn...

“Chúng ta cần phải xắp xếp lại những cơ sở GDNN chồng chéo, trùng lắp về quy mô, nhiệm vụ, phải mạnh dạn làm cái này chứ đừng chần chừ, trên cơ sở đó để tinh giảm biên chế, giảm được bao nhiêu biên chế từ nay đến năm 2020 phải nêu rõ ra theo bài toán hiệu quả và tiết kiệm”, Phó Thủ tướng nói.

Về cơ chế tự chủ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan trọng nhất là tự chủ về mặt tài chính vì khi tự chủ về mặt tài chính thì sẽ được nhiều quyền tự chủ khác. Theo đó, nếu đơn vị chưa đảm bảo được kinh phí toàn bộ hoặc kinh phí đầu tư thì không thể giao biên chế.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng gợi mở cho Bộ về vấn đề chủ quản đối với các cơ sở GDNN, trên thế giới không có nước nào thành lập cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công cả mà chỉ cơ cấu lại vai trò chủ quản, tức là các cơ sở này sẽ từ bộ chuyển hẳn có lộ trình cho các địa phương, đơn vị nằm trên địa bàn nào thì địa phương đó quản lý.

Đối với việc sắp xếp lại tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ nói chung, Bộ không nên chỉ đặt ra mục tiêu sắp xếp với các con số chung chung. Phải có tiêu chí để sắp xếp các đầu mối và biên chế, không thực hiện giảm hay tăng theo kiểu cơ học.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, ngay sau buổi làm việc này, Bộ sẽ hoàn thành báo cáo về đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập để trình Thủ tướng Chính phủ.

Về lĩnh vực GDNN, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, từ khi Luật giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, Bộ đã ban hành 37 văn bản chính thức hướng dẫn thực hiện luật GDNN, đã ký ban hành 21 thông tư để thực thi luật này, 31 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được cắt bỏ.

Hiện, Bộ cũng đang quyết liệt xây dựng Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, dự kiến trình Chính phủ vào quý 3 năm nay. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang xây dựng nghị định về tự chủ GDNN, trong đó xác định rõ những lĩnh vực, đơn vị, khu vực nào cần tự chủ với nguyên tắc không đánh đồng tất cả nơi nào cũng phải tự chủ.

“Tôi nói thẳng đến năm 2020 nếu tất cả các trường nghề mà tự chủ được thì là viển vông. Nếu đăng ký tự chủ cả thì có khu vực sẽ không đáp ứng được, các trung tâm giáo dục dạy nghề ở các địa phương khó khăn, các vùng sâu, vùng xa thì tự chủ làm sao được”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Trước mắt, Bộ này cho biết sẽ cùng với Bộ Tài chính thống nhất nguyên tắc từ nay đến năm 2020 giữ nguyên mức ngân sách mà nhà nước đầu tư cho các cơ sở GDNN. Đồng thời, theo nghị định này, từ nay đến năm 2020, Bộ cũng sẽ phân chia rõ những khu vực nào phải tự chủ 100% và khu vực chỉ tự chủ một phần chi thường xuyên. Hiện nghị định đang lấy ý kiến nhằm xác định lộ trình cụ thể về vấn đề này để sớm trình Thủ tướng Chính phủ./.

Mai Đan

相关文章

最新评论