Khởi hành từ tháng 12-2014,ềncảmhứngtừlầnxuynViệtottenham gặp man city đến giờ, ông mới hoàn tất chuyến hành trình xuyên Việt lần thứ hai bằng chiếc xe gắn máy cà tàng. Gặp ông tại Hậu Giang, vẫn phong trần, rắn rỏi, vẫn nụ cười rạng rỡ, ông đã kể cho tôi nghe những kỷ niệm khó quên trong chuyến hành trình của mình... Ông là nhạc sĩ Đỗ Lập.
Mỗi lần xin được chữ ký là ông lại thấy ấm lòng.
Tôi biết nhạc sĩ Đỗ Lập, quê ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, Hậu Giang, là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh từ rất lâu. Không khó để mọi người có suy nghĩ ông nói rất nhiều và toàn những chuyện cao xa, ý tưởng lớn và có phần chưa tin ông sẽ làm được. Nhưng rồi, qua thời gian, tôi đã bị ông thuyết phục bởi tấm lòng yêu nước hồn hậu, bởi chỉ biết cho, chưa hề nghĩ mình sẽ nhận lại điều gì. Đó là khi ông nói với tôi về ý tưởng cho chuyến đi xuyên Việt đầu tiên vào năm 2010, lấy nắm đất của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Lúc đó, ông đã 64 tuổi. Tôi biết ý tưởng tuyệt vời, nhưng cũng e ngại là ông sẽ không đi nổi. Vậy mà ông đã bắt đầu, nơi ông chọn để đặt chân đến của mỗi tỉnh là những địa danh nổi tiếng, linh thiêng. Tôi đã dõi theo ông qua điện thoại hỏi thăm, qua thông tin trên báo. Rồi chuyến đi cũng kết thúc sau hơn 2 tháng với hành trình đi bằng xe máy đặc biệt này. Ông lại trở về quê Hậu Giang, mày mò nặn những nắm đất có được thành hình thù của mỗi tỉnh và làm một bản đồ bằng đất độc nhất vô nhị. Sản phẩm này giờ đã được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.
Bẵng đi một thời gian, thấy ông ít xuất hiện ở Hậu Giang, tôi nghĩ ông đã về Thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu, bởi để đi được chuyến đầu tiên, ông đã giấu nhẹm gia đình về ý tưởng của mình, vì biết rằng không ai ủng hộ một ông lão 64 tuổi với hành trình quá nguy hiểm. Nhưng không, bước chân ấy lại một lần nữa rong ruổi, vẫn trên chiếc xe quen thuộc, để thu thập chữ ký, lưu bút, ghi lời tâm huyết của đồng bảo cả nước hướng về Biển Đông. Sau hành trình hơn 1 năm, ông vừa kịp trở về Hậu Giang, ôm theo 8 quyển sổ dày cộp và đầy ắp những chữ ký, dòng cảm nhận của người dân đủ giai tầng từ khắp mọi miền Tổ quốc. Không chỉ thể hiện tình yêu của mình với Tổ quốc, với biển đảo, mà những dòng cảm nhận còn chứa đựng tình cảm dành cho ông, một con người thầm lặng, vóc người nhỏ nhắn nhưng tình yêu Tổ quốc vô cùng rộng lớn. Bởi chính ông đã thắp lên một ngọn lửa nóng, đầy nhiệt huyết, khiến mọi người đều ấm lòng và thấy rõ hơn trách nhiệm của mình với đất nước. Ông hồ hởi kể về chuyến hành trình của mình, vẫn chưa giấu hết niềm vui và xúc động vì tình cảm của mọi người, vì sự quan tâm, chia sẻ của những người mà ông đã gặp. Ông kể, có người đã cho tiền ông để làm lộ phí trên chuyến hành trình, nhưng ông không nhận. Vậy là có người mang xe của ông đi thay vỏ, ruột, sửa thắng cho an toàn, bởi vì đi nhiều quá, ông cũng không còn thời gian nhìn lại những vỏ xe, thắng xe đã mòn nhẵn… Những tình cảm ấy khiến ông ấm lòng, tiếp thêm sức mạnh để ông đi tiếp chặng đường dài. Trong câu chuyện của mình, ông không bao giờ nói đến từ “mệt”. Dường như tình yêu nước, thấy được trách nhiệm mình phải làm, dù một việc nhỏ, đã tiếp thêm sức mạnh. Ông cười lớn: “Hai chuyến hành trình tôi chưa bao giờ bị bệnh, xe cũng chưa bị hỏng, dù trên suốt chuyến hành trình ấy nắng, mưa, bão, giông… tôi đều nếm trải. Tôi còn gặp lại những người bạn học từ thời còn ở miền Bắc, gặp thêm rất nhiều bạn mới đồng cảm với mình. Vậy là đủ”.
Có lẽ, nếu ngồi nói chuyện với ông, cả tuần cũng chưa hết chuyện về những chuyến đi. Niềm vui che lấp mất nỗi buồn của ông về tuổi thơ thiếu vắng tình thương, vì mẹ mất sớm, cha cũng hy sinh khi ông mới 6 tuổi. Ông cùng người chị của mình lên tàu theo dòng người tập kết ra Bắc. Từ đây, ông được sống trong tình thương, sự đùm bọc của thầy cô, bạn bè trong trường học sinh niềm Nam trên đất Bắc và ông xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình, nơi ông có nhiều kỷ niệm, luôn nhớ và luôn muốn tri ân. Ông cũng đã từng là người lính và sau năm 1975, ông về lại quê nhà Hậu Giang sinh sống, làm đủ nghề, từ giáo viên đến cán bộ văn hóa, rồi tham gia vào Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, chuyên ngành âm nhạc. Ông sáng tác vài chục ca khúc, cũng đậm đà, sâu lắng, dạt dào tình yêu quê hương đất nước như chính con người ông. Nhạc sĩ Sơn Hà, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang cho biết, năm nay, hội sẽ tập hợp những tác phẩm của ông để in một tuyển tập dành tặng ông. Tôi nói điều này, ông rất vui và cho biết ông trông chờ điều này lâu lắm rồi…
Sau khi ăn tết cùng gia đình, nhạc sĩ Đỗ Lập sẽ lên đường làm một cuộc hành trình nữa để bổ sung thêm những chữ ký. Bởi, ông quyết tâm ghi nhận trên 50.000 chữ ký, giờ vẫn chưa tới con số này. Lần này, ông sẽ chọn lọc những điểm đến để thực hiện nhanh hơn. Sau chuyến đi đó, ông đã có thể nghỉ ngơi. Nhưng chưa biết có nghỉ được không, bởi đã bước sang tuổi 70, ông vẫn thấy mình còn khỏe. Tôi gợi ý sao ông không viết hồi ký. Ông cười rất tươi và bỏ lửng: “Biết đâu chừng…”. Tiếp xúc với ông, tôi chợt nhớ đến câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nó thật đúng với ông, một người có tấm lòng yêu nước và chưa bao giờ nghĩ những việc làm của mình sẽ được đền đáp. Làm chỉ để thể hiện tình yêu, trả ơn cuộc đời. Đây chính là triết lý sống của ông. Biết đâu, thời gian tới, ông sẽ làm nên những điều mà không phải ai cũng làm được, để tiếp tục truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa từ chính trái tim nhiệt huyết của mình.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ