Sửa Luật Đất đai để gỡ vướng về tài sản bảo đảm,ópýLuậtĐấtđaisửađổikịpthờihiệuquảsoi cau nha cai tăng khả năng tiếp cận vốn | |
Tạo hành lang pháp lý sử dụng đất đai hiệu quả |
Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân hoàn thiện dự án Luật. |
Tuy nhiên tiến độ triển khai lấy ý kiến nhân dân hiện còn rất chậm. Theo thống kê đến ngày 7/2 mới có 3 bộ và 25 địa phương ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo này. Trước sự chậm chạp này, ngày 11/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 32/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Nhìn thẳng thực tế, sự chậm chạp lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Luật. Điều đầu tiên cần khẳng định, Luật Đất đai là luật rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Phần lớn các khiếu kiện, tố cáo có liên quan đến đất đai. Hàng loạt vụ án liên quan đến các doanh nghiệp lớn cũng như không ít quan chức liên quan đến đất đai. Nhiều vụ việc về an ninh trật tự ở các địa phương cũng liên quan đến lĩnh vực này. Hơn nữa, những quy định mới của Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế- xã hội đất nước của giai đoạn tới. Đó cũng là lý do Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết đến lấy ý kiến toàn dân về dự thảo Luật. Với tầm quan trọng như vậy, việc lấy ý kiến cũng có thời gian nhất định bởi việc xây dựng luật không phải kéo dài mãi nên việc để chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng nhiều đến đến chất lượng của Luật.
Bên cạnh tận dụng thời gian lấy ý kiến toàn dân, các bộ, ngành, địa phương triển khai hoạt động này cần có cách thức triển khai phù hợp, hiệu quả. Đất đai là lĩnh vực lớn, quan trọng của nền kinh tế, trong khi các quy định của Luật và dưới luật rất phức tạp nên làm sao để nhân dân hiểu rõ cũng như có ý kiến góp ý cụ thể, hữu ích cần nhiều thời gian và phương pháp phù hợp, sáng tạo, linh hoạt. Bởi tính phức tạp của Luật này nên việc lấy ý kiến chuyên sâu từ các luật sư, chuyên gia, tổ chức nghiên cứu là rất quan trọng. Hơn nữa, các ý kiến còn cần được tập hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật. Bởi những lý do đó, các cơ quan, địa phương nào còn để chậm tiến độ, triển khai thiếu thực chất cần phải kiểm điểm nghiêm khắc.