Quy định rõ trách nhiệm về chính sách thuế,ânsáchchobảovệmôitrườngtheođiềukiệnkinhtếvàkhảnăngngânsátỷ lệ kèo nhà cái bongso88 phí bảo vệ môi trường
Ngày 4/9, Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Một trong những nội dung được trình bày trong báo cáo tại hội nghị về những nội dung lớn giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường là về công cụ chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường (BVMT).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (UBKHCN&MT) Phan Xuân Dũng, tiếp thu các ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã quy định mang tính nguyên tắc xác định đối tượng chịu thuế, phí BVMT tại Điều 138. Việc ban hành, tổ chức thực hiện các quy định về thuế, phí BVMT được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, pháp luật về phí, lệ phí.
Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đã được tiếp thu chỉnh lý theo hướng, quy định rõ hơn trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính trong việc đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí BVMT, biểu khung, mức thuế, phí BVMT đối với từng đối tượng chịu thuế, phí BVMT và phương pháp tính phí BVMT.
Về vấn đề ngân sách nhà nước (NSNN) cho BVMT, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo rà soát các quy định hiện hành có liên quan và đã chỉnh lý quy định về NSNN cho BVMT. Theo đó, không quy định tỷ lệ mức chi tối thiểu 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp BVMT, thay vào đó là quy định tăng chi NSNN cho BVMT theo khả năng NSNN và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng giai đoạn.
Đồng thời, bổ sung quy định về thực hiện một số nội dung có tính chất đầu tư về BVMT, sau khi đã đảm bảo các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường đối với nội dung chi thường xuyên sự nghiệp BVMT.
Bên cạnh đó, UBTVQH cũng tiếp tục chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định các nội dung chi do NSNN bảo đảm cho hoạt động BVMT để khả thi, phù hợp với thực tế, phù hợp với khả năng của NSNN và huy động nguồn lực của toàn xã hội.
Có lộ trình triển khai tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Liên quan đến tài chính về môi trường, trong quá trình góp ý có ý kiến cho rằng, quy định về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thị trường phát thải… cần gắn với các đạo luật chuyên ngành để có tính đồng bộ; những chính sách mới này nên triển khai thí điểm dần từng bước như thông lệ quốc tế, đưa ngay vào luật sẽ khó khăn.
Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cho biết, vấn đề "Tín dụng xanh" đã được qui định khuyến khích trong Luật BVMT 2014. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang triển khai loại hình tài chính này và được đánh giá là một loại hình sản phẩm tài chính tiềm năng. Để phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta hiện nay, dự thảo luật đã tiếp thu ý kiến đại biểu về lộ trình thực hiện và bổ sung quy định giao Chính phủ ban hành "lộ trình, tiêu chí đánh giá dự án xanh" để bảo đảm tính khả thi như tại khoản 4, khoản 5 Điều 152 dự thảo luật.
Với nội dung "thị trường phát thải" (Điều 141), đây là công cụ kinh tế mới cho BVMT lần đầu được quy định trong luật, chính sách về trao đổi, mua, bán phát thải giữa các tổ chức, cá nhân quy định ở điều này cần được tiếp tục cân nhắc để bảo đảm việc kiểm soát, tránh tác động tiêu cực đến môi trường.
"Các nội dung về "tín dụng xanh", "trái phiếu xanh", "thị trường phát thải" sẽ được tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, tránh phát sinh thủ tục hành chính không cần thiết" - Chủ nhiệm UBKHCN&MT cho biết.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu về xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra trong BVMT, dự thảo luật đã được rà soát, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền và cơ chế phối hợp giữa lực lượng cảnh sát môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.
Dự thảo quy định nguyên tắc "Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về BVMT không được chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bình thường của tổ chức, cá nhân; có sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT và lực lượng cảnh sát môi trường".
Đồng thời, dự thảo đã bỏ nội dung về xử lý vi phạm là "phải có biện pháp truy thu số lợi thu được bằng giá trị xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với hành vi vi phạm về xả thải chất thải ra môi trường"./.
Tại hội nghị sáng nay, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến là đề xuất tích hợp 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính trong một giấy phép về môi trường chung do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, trong đó bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi hiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) cấp. Một số đại biểu ủng hộ việc tích hợp và cho rằng, đây là điểm mới, tiến bộ và khả thi, bởi quản lý nước thải trong các giấy phép về bản chất giống nhau, nhưng trên thực tế đang xảy ra trường hợp các giấy phép có yêu cầu khác nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu không ủng hộ phương án này và trích dẫn theo Luật Thủy lợi quy định Bộ NN&PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm chất lượng nguồn nước trong các công trình thủy lợi. Do đó, Bộ NN&PTNT phải là cơ quan cấp giấy phép này. Cho dù tích hợp thì ngành Nông nghiệp vẫn phải là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm và chất lượng, số lượng nước trong các công trình thủy lợi. |
Dương An