【vô địch quốc gia costa rica】Sửa đổi Luật Quản lý nợ công: Thay đổi cách thức để quản lý nợ an toàn, hiệu quả
Áp dụng cách thức quản lý nợ tiên tiến
Tại buổi gặp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng mới đây,ửađổiLuậtQuảnlýnợcôngThayđổicáchthứcđểquảnlýnợantoànhiệuquảvô địch quốc gia costa rica ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, GDP tăng nhưng không nhanh bằng nợ công tăng. Tuy nhiên tỷ lệ giải ngân của vốn ODA, vốn ưu đãi còn rất thấp. Đôi khi trong một số trường hợp, các nhà tài trợ nước ngoài còn gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn đối ứng khi thực hiện các dự án. “Trong bối cảnh đó, chúng tôi rất đồng tình với việc rà soát, tái cơ cấu lại vấn đề nợ công. Chúng ta phải xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả của Nhà nước về vấn đề nợ công, trong đó có việc quản lý sử dụng hiệu quả vốn ODA, vốn ưu đãi”, ông Eric Sidgwick nhấn mạnh.
Đại diện ADB cũng cho rằng, việc sửa Luật Quản lý nợ công phải đồng bộ với các luật khác như Luật Đầu tư công, Luật Các tổ chức tín dụng,… và khi đưa vào thực tế, phải áp dụng đồng bộ về mặt quản lý nhà nước. “Việt Nam tăng cường sử dụng vốn ODA, sử dụng hiệu quả vốn ODA trong khuôn khổ quản lý nợ công. Theo đó, chúng ta phải sử dụng tốt nợ công, kế hoạch đầu tư công phải bám theo đó. Điều đó có ích cho các dự án của Chính phủ, đồng thời có ích cho dự án sử dụng vốn ODA”, ông Eric Sidgwick khuyến nghị.
Theo đại diện các nhà tài trợ, vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn khi Việt Nam đã tiến lên một bước, trở thành nước đang phát triển, đồng nghĩa Việt Nam sẽ tốt nghiệp IDA vào tháng 7/2017; tốt nghiệp vốn IMF, ADB vào 1/1/2019. Việt Nam sẽ phải tiếp cận với những nguồn vốn khác của các ngân hàng như WB, ADB, AFD, KFW,… không ưu đãi như trước đây.
Trong 2 năm tới, nhóm 6 ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank)) cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam khoảng 6 tỷ USD mỗi năm cho các dự án sử dụng vốn ODA. Trong đó riêng ADB đã cam kết từ 1 - 1,5 tỷ USD mỗi năm và có thể tăng nguồn vốn này nếu cần.
Chính những thay đổi về môi trường vay nợ, cùng với một số khó khăn ngân sách mới xuất hiện đang đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi cách thức quản lý nợ tiên tiến hơn khi sửa đổi luật hiện hành, để vừa cải thiện hiệu quả sử dụng vốn vay, vừa tăng lòng tin với các tổ chức quốc tế. “Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) rất quan trọng với các nhà đầu tư, trong đó có WB, khi triển khai các hoạt động tại Việt Nam liên quan đến hiệu quả các hỗ trợ trong sự nghiệp phát triển”, ông Achim Fock, Phó Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh.
Quản lý nợ an toàn, hiệu quả hơn
Bối cảnh mới đòi hỏi sự thay đổi, do đó vấn đề quan tâm hiện nay không chỉ là huy động được vốn, mà phải hướng đến quản lý hiệu quả. Trên cơ sở đó, cơ quan soạn thảo Dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi cho biết đã dành một chương riêng để quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình và kế hoạch vay, trả nợ công nhằm đảm bảo gắn kết giữa các kế hoạch tài chính, đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) và Luật Đầu tư công, đồng thời giảm thiểu yêu cầu hướng dẫn chi tiết.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo cũng đã bổ sung giải trình một số nội dung về thẩm quyền xây dựng, quyết định và thực hiện các công cụ quản lý nợ công. Theo đó, đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm các chỉ tiêu nợ công so với GDP; nợ Chính phủ so với GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN, là những chỉ tiêu quan trọng. Vì vậy, dự thảo Luật quy định Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn nợ công.
Đối với chiến lược nợ công, trên cơ sở chỉ tiêu an toàn nợ công được Quốc hội quyết định, cần có chiến lược để cụ thể hóa các định hướng, giải pháp thực hiện. Dự thảo Luật quy định chiến lược nợ công chỉ là “văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, giải pháp chính sách đối với quản lý nợ công được lập cho thời kỳ 10 năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cùng thời kỳ” trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội.
Kế hoạch vay trả nợ công 5 năm do Chính phủ xây dựng trình Quốc hội quyết định, phù hợp với kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm (theo quy định của Luật NSNN năm 2015) và kế hoạch đầu tư công trung hạn (theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014).
Chương trình quản lý nợ trung hạn (3 năm) nhằm cụ thể hóa triển khai kế hoạch vay trả nợ công 5 năm gắn với tình hình cụ thể của việc huy động, sử dụng vốn vay trong khuôn khổ các mức trần nợ và các chỉ tiêu nợ đã được Quốc hội quyết định. Đây là những nội dung có tính chất điều hành và để đảm bảo linh hoạt, dự thảo Luật quy định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện và các biện pháp huy động cụ thể là phù hợp.
Đối với kế hoạch vay trả nợ hàng năm: Việc vay nợ của Chính phủ chủ yếu với mục đích bù đắp bội chi NSNN (đồng thời có một phần cho vay lại đối với vốn vay nước ngoài của Chính phủ). Việc xác định tổng mức vay của Chính phủ để bù đắp bội chi phải gắn với dự toán NSNN hàng năm về tổng mức huy động. Việc tổ chức huy động phải gắn với thực tế tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế, đòi hỏi sự linh hoạt trong điều hành để đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí thấp và mức độ rủi ro hợp lý về cơ cấu vốn trong, ngoài nước, kỳ hạn, lãi suất... Do đó, việc giao Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch vay trả nợ chi tiết trên cơ sở tổng mức do Quốc hội quyết định trong dự toán NSNN hàng năm là phù hợp và tiệm cận với thông lệ quốc tế (ở phần lớn các nước, việc tổ chức huy động cụ thể được giao cho cơ quan quản lý nợ tổ chức thực hiện).
Đối với nội dung cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay trả nợ hàng năm, việc điều hành kế hoạch vay trả nợ hàng năm (bao gồm giải ngân, trả nợ các khoản vay có bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại vốn vay nước ngoài phải căn cứ vào tình hình thực hiện của từng chương trình, dự án cụ thể) đồng thời phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ và hạn mức bảo lãnh Chính phủ 5 năm đã được Quốc hội quyết định.
Đức Minh
(责任编辑:Cúp C1)
- Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
- Tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập
- Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể để kỳ sau
- UNFPA hỗ trợ Việt Nam 3,1 triệu USD phát triển thanh niên toàn diện
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Thủ tướng tiếp lãnh đạo Mitsui: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho dự án khí 10 tỷ USD
- Ông Diệp Dũng bị kỷ luật
- 62/63 tỉnh thành đã cho học sinh mầm non đi học, trừ Hà Nội
- Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- Infographics: Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam
- Cưỡng chế buộc chuyển giao quyền sử dụng đất
- Liên hoan Nghệ thuật Hà Nội
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Tạm dừng tuyển dụng viên chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng năm 2024
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Trang trọng lễ giỗ lần thứ 84 của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu
- Bêu tên người vi phạm trên báo, đài là phạm luật
- Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ hơn, sâu sát hơn với Chính phủ trong xây dựng pháp luật
- Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- Quân dân miền Đông Nam Bộ trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử