当前位置:首页 > La liga > 【soi keo monza】Đấu giá biển số đẹp: Công bằng lợi ích và tạo nguồn thu ngân sách

【soi keo monza】Đấu giá biển số đẹp: Công bằng lợi ích và tạo nguồn thu ngân sách

2025-01-10 10:47:25 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

BSĐ

Ảnh T.L minh họa

>>Đấu giá biển số đẹp: Sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách

Một nội dung đổi mới quan trọng của dự thảo Luật Quản lý,ĐấugiábiểnsốđẹpCôngbằnglợiíchvàtạonguồnthungânsásoi keo monza sử dụng tài sản nhà nước (QLSDTSNN) (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp vừa qua là mở rộng, xác lập thêm nhiều loại tài sản là tài sản công, do Nhà nước quản lý.

Trong đó, một số đại biểu đề nghị coi biển số xe đẹp, số điện thoại, tên miền đẹp cũng là tài sản công để đưa ra đấu giá, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Xung quanh vấn đề này, PV TBTCVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cơ quan thẩm tra dự luật này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết về một số điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật QLSDTSNN?

ĐB Lê Thanh Vân:Dự thảo Luật QLSDTSNN lần này có nhiều nội dung đổi mới quan trọng. Trong đó, đáng chú ý là phạm vi định nghĩa tài sản công mở rộng hơn, không chỉ là tài sản do Nhà nước đầu tư mà bao gồm cả những tài sản mà Nhà nước xác lập chủ quyền. Nhà nước khẳng định những lợi ích, tài sản đó là của công, do Nhà nước làm chủ đại diện như quyền khai thác vùng trời, vùng biển, hay tài sản sở hữu trí tuệ, kho số viễn thông…

Bên cạnh đó, còn có nhiều điểm mới về phân cấp, quản lý tài sản. Dự thảo Luật phân biệt rõ từng loại tài sản và chức năng quản lý, sử dụng của nhóm cơ quan tương ứng. Đồng thời phân cấp mạnh hơn việc khai thác sử dụng và tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước liên quan.

Dự thảo Luật cũng phân chia minh bạch các nhóm tài sản để phục vụ cho việc khai thác sử dụng. Dự thảo chia tài sản công làm 4 loại. Một là tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, DNNN có nhiệm vụ khai thác bù đắp chi phí. Hai là tài sản tài nguyên được xác lập trật tự quản lý và liên quan đến nó là các đạo luật chuyên ngành như Luật Khoáng sản, đất đai… Tuy nhiên, các nguyên tắc, quy phạm pháp luật mà Luật QLSDTSNN quy định sẽ là chuẩn mực cho các luật khác phải tuân thủ. Nhóm thứ ba là tài sản do Nhà nước đầu tư như các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học. Cuối cùng là nhóm tài sản Nhà nước xác lập quyền sở hữu, như là kho số viễn thông, quyền khai thác đi lại, vùng trời, vùng biển…

Trước đây, loại tài sản này chưa được xác lập nhưng đã đến lúc Nhà nước phải đưa nhóm tài sản này vào luật để quản lý, với hình thức giao cho các chủ thể tương ứng quản lý khai thác, nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

PV: Được biết, dự thảo luật có bổ sung nội dung về quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

ĐB Lê Thanh Vân:Một trong những điểm tôi đánh giá là rất tích cực trong dự thảo là xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý tài sản công. Trong quá trình soạn thảo, việc xác lập trách nhiệm này rất được chú trọng, không chỉ trong quản lý tài sản công mà cả trong quản lý điều hành các lĩnh vực khác. Một khi trách nhiệm của người đứng đầu được xác định rõ thì cả bộ máy mới vận hành tốt.

Đã đến lúc chúng ta không thể xác định một trách nhiệm chung chung cho tập thể nữa, bởi “cha chung không ai khóc”. Trong cơ quan đơn vị phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm, và đã chịu trách nhiệm thì phải quán xuyến, xác lập tiếp trách nhiệm liên đới cho những người dưới, có như vậy thì tình trạng quản lý không hiệu quả, thất thoát, lãng phí, thậm chí là lạm dụng tài sản công mới dần dần khắc phục và chấm dứt.

LTV
Đại biểu Lê Thanh Vân. Ảnh: H.Y

PV: Khi thảo luận về Luật QLSDTSNN, một vấn đề cũng được nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên coi biển số xe, số điện thoại, tên miền đẹp… cũng là tài sản công và nên đấu giá để tránh lãng phí nguồn lực cho ngân sách. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

ĐB Lê Thanh Vân:Đương nhiên, cái gì không phải là của tư thì là của công. Không chỉ biển số xe, tài nguyên số… mà tới đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, có thể nảy sinh nhiều loại tài sản mới nữa, xuất phát từ thành quả đầu tư của Nhà nước hay do tiến bộ của khoa học mà không phải do cá nhân nào đầu tư để chiếm hữu. Đó cũng là tài sản công.

Trong thực tế, ở Việt Nam cũng như một số nước, người dân có tâm lý muốn dùng các số được cho là đẹp. Như vậy, để đảm bảo công bằng, bình đẳng, nếu ai muốn hưởng lợi thì phải có nghĩa vụ tương xứng với quyền được hưởng.

Vì vậy mà nhiều đại biểu cho rằng biển số đẹp là tài sản công và ai muốn sử dụng thì phải mua. Tôi cho rằng quan điểm đó hoàn toàn đúng đắn. Lâu nay, chúng ta đã bỏ qua một nguồn thu rất thích đáng để huy động vào ngân sách cho đầu tư phát triển.

PV: Việc cho đấu giá biển số đẹp cũng đã từng được thực hiện thí điểm và có kết quả tốt, nhưng phải dừng lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thiếu căn cứ pháp lý. Theo ông, có nên luật hóa việc này để có thể làm căn cứ triển khai?

ĐB Lê Thanh Vân:Đúng là một trong những vướng mắc để biến biển số đẹp thành nguồn thu chính đáng là chúng ta chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Nếu như cơ sở pháp lý là một văn bản dưới luật thì không vững chắc và trái với thẩm quyền quy định ở Luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chính vì vậy, đã đến lúc cần phải quy định những tài sản đó là tài sản công và đưa vào Luật QLTSNN tới đây, để từ đó Chính phủ mới có căn cứ để ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, để góp thêm nguồn thu cho ngân sách.

PV: Bên cạnh việc thiếu căn cứ pháp lý, có ý kiến cho rằng việc đấu giá biển số xe đẹp khó triển khai còn do vướng mắc về lợi ích. Theo ông, cần làm gì để khắc phục được vấn đề này?

ĐB Lê Thanh Vân:Lâu nay, do cơ sở pháp lý chưa có nên đã có nhận thức và hành vi khác nhau xung quanh việc đấu giá biển số xe. Có người cho rằng vì chưa có văn bản quy định nên họ áp dụng những quy định có lợi cho họ, và cũng không loại trừ là có lợi cho lợi ích nhóm, cá nhân.

Để ngăn chặn tình trạng đó, song song với việc chuẩn bị dự thảo Luật QLSDTSNN trình Quốc hội, Chính phủ nên có nghiên cứu để có giải pháp sớm. Bởi nếu như chúng ta về lâu dài xác định đó là tài sản công thì trong khi chưa có thể chế, quy định pháp luật chính thức, phải có biện pháp quản lý kịp thời, tránh sự lãng phí, hay tư lợi.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读