【twente – feyenoord】Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh
XEM CLIP:
Phát biểu khai mạc hội nghị TƯ 10 sáng nay,ổngbíthưChủtịchnướcChưađặtvấnđềsửađổiCươnglĩtwente – feyenoord Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn đến "các đồng chí đã dành cho chúng tôi tình cảm trìu mến, thân thiết và luôn luôn ủng hộ Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện tốt những nhiệm vụ trong thời gian vừa qua".
Tổng bí thư nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở để TƯ nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng |
Không chỉ tập trung chuẩn bị nhân sự
Về chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng, Tổng bí thư nhấn mạnh trung tâm là Báo cáo chính trị. Sẽ có Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) và nhìn lại 30 năm (1991 - 2021) thực hiện Cương lĩnh, để làm nền, có cách nhìn toàn diện, tổng thể để định hướng bàn về chiến lược, nhiệm vụ sắp tới để thực hiện có hiệu quả cương lĩnh.
"TƯ đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh", Tổng bí thư nói và lưu ý, báo cáo chính trị nêu toàn diện tất cả các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực, làm định hướng có tính đường lối, có tính chính trị để sắp tới triển khai các công việc.
Về tổng kết Cương lĩnh, có 2 báo cáo chuyên đề quan trọng là báo cáo về kinh tế - xã hội và báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng, để xem xét có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội sắp tới hay không.
Theo Tổng bí thư, nếu có sửa Điều lệ thì phải tổng kết. Báo cáo kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đây cũng là 2 báo cáo chuyên đề đi sâu vào 2 lĩnh vực khó, phức tạp và đặc biệt quan trọng. Nội dung các báo cáo này không được trái với Báo cáo chính trị, phải theo Báo cáo chính trị, nhưng không nhắc lại Báo cáo chính trị một cách chung chung, có điều kiện nói cụ thể hơn.
Ảnh: TTXVN |
Tổng bí thư cho rằng, Đại hội 13 không phải chỉ đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai. Bộ Chính trị đã cho định hướng mốc là đến năm 2026 - kết thúc nhiệm kỳ Đại hội 13, đến năm 2030 là mốc 100 năm thành lập Đảng và đến năm 2045 là mốc 100 năm thành lập nước.
"Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?", Tổng bí thư cho rằng đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó.
Ông nhắc lại cuộc họp Bộ Chính trị, họp lãnh đạo chủ chốt mới đây đã nói: "Tất cả các địa phương phải theo cách này, không phải chỉ tập trung lo chuẩn bị nhân sự mà phải tập trung xây dựng văn kiện đại hội".
Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân
Tổng bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, 2045 sẽ như thế nào.
Ông điểm hàng loạt vấn đề đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ.
"Bây giờ kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt. Hôm qua tôi có nói: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân. Không kỳ thị, nhưng đồng thời anh nào có sai thì yêu cầu họ sửa", Tổng bí thư lưu ý.
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: TTXVN |
Theo Tổng bí thư, nhà nước cũng thế, không phải nhà nước tất cả cái gì đều tốt. Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?
Tổng bí thư cho biết, tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện, ông đã khái quát 8 vấn đề khó và phức tạp nhất sắp tới phải tập trung, không phải chỉ TƯ mà tất cả các địa phương.
"Tôi nói ví dụ, TP.HCM, 10 năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào? Có hình dung được hết không? Hà Nội sẽ là thế nào? Cứ nói thành phố thông minh, thành phố xanh, vậy nội hàm cụ thể là gì?Hoặc nước ta đến năm 2030 sẽ là nước công nghiệp phát triển hay là một nước phát triển, hay là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nội hàm của nó là gì"?
Sau đó, Tổng bí thư đặt vấn đề, từ năm 2001, chúng ta đã xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa?
"Khó lắm các đồng chí ạ, phải hiểu biết rất sâu sắc cả lý luận và thực tiễn, cả trong nước và quốc tế. Văn kiện là thế đấy, không phải cốt có báo cáo", Tổng bí thư nhấn mạnh.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh tại Đại hội 13, nhân sự là rất quan trọng và rất khó rồi, nhưng vấn đề nội dung này càng quan trọng hơn, để sau này khi Đại hội công bố ra, nhân dân thấy phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng.
Bộ Chính trị cũng đã nghe, các tiểu ban cũng họp mấy lần rồi nhưng vẫn cảm thấy chưa yên tâm, mới là bước đầu, nhưng đây là bước mở đầu rất quan trọng.
"Lần này, TƯ thảo luận kỹ, thống nhất được định hướng thì anh em làm sẽ thuận, là rất tốt", Tổng bí thư yêu cầu hội nghị tập trung cho ý kiến về tư tưởng chủ đề, tiêu đề, kết cấu đề cương, chưa phải đi sâu vào nội dung. Tổng bí thư đề nghị TƯ đổi mới, phải thực sự cầu thị, đổi mới cách làm.
Để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này.
"Đây là công việc hết sức quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, vì vậy cần được các đồng chí TƯ cho ý kiến", ông nói.
Tổng bí thư cũng đề nghị hội nghị quan tâm thảo luận thật cụ thể một số nội dung, trong đó có công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp uỷ, đặc biệt là yêu cầu về phẩm chất, năng lực, cơ cấu, số lượng cấp uỷ các cấp; tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc; độ tuổi tham gia cấp uỷ tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và về bầu cử cấp uỷ...
Hội nghị TƯ 10 chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội 13
Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, hội nghị TƯ lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của TƯ khóa 12 chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội 13.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Foxconn đầu tư 270 triệu USD sản xuất Macbook và iPad tại Bắc Giang
- ·Sức ép cạnh tranh mà EVFTA mang lại là lành mạnh
- ·Ấn Độ nỗ lực làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Động đất có độ lớn 6,8 gần tỉnh Hokkaido, Nhật Bản
- ·Cà Mau và Bạc Liêu bàn phương án xây dựng cầu Gành Hào
- ·Dự báo thời tiết cuối tuần: Ngày nắng nóng cục bộ, chiều tối và đêm có mưa rào
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Huyện Phú Giáo: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Long An đầu tư 13.000 tỷ xây 8 công trình giao thông
- ·Nhà ống tràn ngập ánh nắng nhờ thiết kế kiểu Nhật
- ·Doanh nghiệp Hà Nội trúng thầu hai lô đất vàng ở Đồng Nai trị giá gần 3.000 tỷ đồng
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Hà Nội sắp bàn giao 23 cụm công nghiệp cho chủ đầu tư vào cuối tháng 6
- ·Các cảng trên sông Sài Gòn sẽ được di dời, xây cảng mới ở Cần Giờ
- ·ASEAN cam kết mạnh mẽ về tự do hóa và liên kết kinh tế
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Đến lượt Bắc Giang muốn có sân bay dân sự