【thứ hạng của ac ajaccio】Căng thẳng cho đến giờ phút chót

 人参与 | 时间:2025-01-13 07:29:48

Vẫn vật lộn “sinh tử”

Ngày 19/11/2021,ăngthẳngchođếngiờphútchóthứ hạng của ac ajaccio Lễ tưởng niệm nguyện cầu cho linh hồn các đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống vì dịch bệnh được an nghỉ, với chuông chùa và chuông nhà thờ khắp mọi miền đất nước đồng loạt gióng lên. Nhưng bình yên chưa trở lại, sau thời gian này tiếp tục có thêm hàng nghìn người nữa qua đời vì Covid- 19, có thời điểm như tuần từ 20 đến 26/12/2021 trung bình số ca tử vong ghi nhận là 235 ca/ngày, tính đến cuối năm 2021 là hơn 3,1 vạn người qua đời vì Covid- 19.

Ngày 16/12/2021, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp giảm nguy cơ tử vong người bệnh Covid-19. 10 ngày sau, ngày 26/12/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid- 19; tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do Covid-19.

Ngày 23/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm hỏi, động viên người dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên tiêm vắc xin để hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm tăng nặng, giảm tử vong.
Ngày 23/12/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm hỏi, động viên người dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên tiêm vắc xin để hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm tăng nặng, giảm tử vong.

Thủ tướng nhấn mạnh, tại Việt Nam, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đang được kiểm soát; tuy nhiên số ca bệnh mới có xu hướng tăng, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ở một số địa phương chưa giảm. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ; thành lập các tổ tiêm vắc xin đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao mà không được tiêm đầy đủ.

Xe chở hàng nông sản ùn tắc tại của khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Xe chở hàng nông sản ùn tắc tại của khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Khi mà vẫn phải vật lộn sinh tử để giành giật mạng sống người dân khỏi “thiên la địa vọng” của Corona thì trên mặt trận kinh tế, đồng loạt các cửa khẩu phía Bắc như cửa khẩu ở Lạng Sơn, ở Móng Cái, ở Lào Cai… ra tin báo phía Trung Quốc ngừng thông quan do quốc gia này tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng ùn tắc mà theo nhiều đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, gây thiệt hại cũng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Như theo đánh giá sơ bộ của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thiệt hại có thể lên tới 3.000 - 4.000 tỷ đồng khi phần lớn hàng ùn tắc tại các cửa khẩu là nông sản như thanh long, mít, dưa hấu, xoài... quá ngày bảo quản phải đổ bỏ vì hư hỏng.

Cơn đau “đúng lúc”

Ùn tắc cửa khẩu thực sự là “cơn đau” đến cực kỳ đúng lúc với nền kinh tế Việt, bởi đây đúng là thời điểm nông sản của các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch, sản lượng hàng hóa tăng và tất cả đều ùn ùn kéo về cửa khẩu theo thông lệ để đón trước nhu cầu tiêu dùng dịp lễ, Tết của thị trường Trung Quốc vào những tháng cuối năm tăng cao. Trong khi đó, những liều thuốc “giảm đau” có vẻ như chưa đâu vào đâu.

Còn màu cam, còn hoa mắt

Tại hai “đầu tầu” Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (HCM) đang diễn ra sự chuyển động ngược chiều, như là minh chứng sống động nhất cho “triết lý” căng thẳng trong chống dịch không mất đi mà chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác. Thế chỗ TP. HCM, Hà Nội trở thành địa phương có số ca nhiễm dẫn đầu cả nước. Còn TP. HCM từ vị trí là địa phương có số ca nhiễm dẫn đầu trở thành địa phương giảm nhiều nhất cả nước về số ca nhiễm.

Hà Nội những ngày cuối năm nóng lên từng ngày với số ca F0 liên tục lập kỷ lục, còn TP. HCM ngày càng giảm nhiệt. 14 ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 17.832 ca mắc tại cộng đồng, tăng hơn 6 nghìn ca so với 14 ngày trước đó. 4 ngày liên tiếp từ 24 đến 27/12/2021, Hà Nội ghi nhận hơn 1.800 ca Covid-19/ngày. Hà Nội đã phải “chuyển màu” 8 quận, 67 xã phường sang “cam” (nguy cơ cao). Hàng loạt hàng quán ở các quận nội đô của Hà Nội chỉ được bán mang về. Trong khi đó TP. HCM không còn quận, huyện nào phải mang mầu này. Tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, hiện chỉ có duy nhất 1 địa phương không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn.

Như tại tỉnh Lạng Sơn, địa phương này đã hội đàm 50 cuộc từ cấp huyện, ngành với phía lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, đề nghị tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thông quan hàng hoá. Mới đây nhất, tỉnh đã đề xuất với Trung Quốc 2 phương án giao nhận hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh nhưng chưa nhận được sự phản hồi. Tỉnh Lạng Sơn đang kiến nghị cấp trên hội đàm cấp cao để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với những phương án “giảm đau” khác như giảm các loại phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, giảm phí phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; giảm giá dịch vụ tại cửa khẩu, giảm giá dịch vụ xe ra, vào bến xe đối với tất cả các loại phương tiện; giảm giá dịch vụ phương tiện vận tải lưu ngày/đêm tại bến xe hàng hóa xuất nhập khẩu cửa khẩu… hoặc quay đầu xe để trở bán cho thị trường nội địa theo hình thức “giải cứu”, thì cũng chỉ như “muối bỏ bế” và đôi khi còn như muối xát vào vết thương khi có những mặt hàng như quả thanh long doanh nghiệp phải chấp nhận bán giá còn thấp hơn 4 lần so với giá nhập.

Trước đó, vào ngày 15/12/2021, tỉnh Lạng Sơn nhận thông báo Trung Quốc dừng thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị là do "lỗi kỹ thuật". Tình trạng dừng thông quan chở hàng sang Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng xảy ra và thường chỉ dừng vài tiếng, nửa ngày hoặc 2-3 ngày là việc xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ trở lại bình thường. Nhưng lần này đã không như vậy. Lý do được phía Trung Quốc đưa ra là họ theo đuổi chính sách "zero Covid" nên siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch. Trong khi đó, virut Corona đang “nở rộ” tại Việt Nam kể từ khi Chính phủ quyết định “sống chung” với con virut này kể từ hồi tháng 10.

Lỗi do virut

Ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu, không chỉ ở Lạng Sơn mà tất cả các địa phương có cửa khẩu sang Trung Quốc diễn ra ròng rã cả tháng cuối năm, lỗi đầu tiên được chỉ ra là bởi con virut. Theo báo cáo của Bộ Công thương, đến ngày 25/12/2021, Quảng Ninh còn 1.555 xe, Lạng Sơn 4.204 xe, 80% trong số này là xe chở nông sản, trái cây có đặc tính dễ hư hỏng.

Ngày 18/12/2021, Chính phủ đã ra Văn bản số 9249 và liên tục sau đó có nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục hồi sản xuất. Chính phủ yêu cầu các Bộ Ngoại giao, Công thương, các cơ quan và địa phương biên giới làm việc, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương của Trung Quốc; Bộ Y tế, Hải quan, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để bàn bạc, hình thành các “vùng xanh,” “luồng xanh” an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới. Bộ Y tế nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình để hình thành "vùng xanh," "luồng xanh," góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu một cách an toàn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các địa phương có hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu thông báo rộng rãi cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân biết về tình hình thông quan, xác định rõ số lượng phương tiện có thể được vận tải hàng hóa lên cửa khẩu mỗi ngày và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không ùn tắc tại cửa khẩu…

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lên tiếng. Cơ quan này có văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn đề nghị báo cáo về tình hình ùn tắc nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu biên giới về Ủy ban Kinh tế trước ngày 27/12/2021 để Ủy ban Kinh tế chuẩn bị báo cáo UBTQVH.

顶: 6236踩: 617