您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhận định bóng đá ba lan】Thương hiệu Việt 正文

【nhận định bóng đá ba lan】Thương hiệu Việt

时间:2025-01-10 20:52:59 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Người qua lại rất đông. Sau 45 phút, chỉ có vài người dừng lại chốc l&aac nhận định bóng đá ba lan

Người qua lại rất đông. Sau 45 phút,ươnghiệuViệnhận định bóng đá ba lan chỉ có vài người dừng lại chốc lát xem vì tò mò, rồi đi ngay.

Tổng cộng ông nhận được 32 USD. Rồi nghệ sỹ lặng lẽ thu xếp đồ đạc, rảo bước vào cổng nhà hát Boston cách đó không xa.

Tại đây, mỗi khán giả phải trả 100 USD để được xem ông biểu diễn. Ông chính là nghệ sỹ violin danh tiếng thế giới Joshua Bell. Với một buổi biểu diễn như vậy, ông được trả hàng chục nghìn đôla.

Thực ra đây là một cuộc thử nghiệm do tờ Washington Post thực hiện để đánh giá cảm nhận của con người về thế giới quanh họ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kết quả nói lên rằng giá trị nhiều khi được quyết định không phải bởi giá trị sử dụng. Rất có thể trong số những người đã rảo bước qua “nghệ sỹ hát rong” Joshua Bell tại ga tàu điện ngầm, sau đó lại mua vé rất đắt để xem buổi biểu diễn của “nghệ sỹ danh tiếng” Joshua Bell tại nhà hát Boston.

Sự khác nhau ở đây không còn ở chất lượng âm nhạc mà là tên tuổi của người biễu diễn. Ở góc nhìn quản trị thương hiệu, tên thương hiệu đã trở thành yếu tố quyết định đến hành vi khách hàng thay vì chất lượng sản phẩm.

Mua sản phẩm hay thương hiệu?

Starbucks sắp vào Việt Nam. Sẽ có nhiều bạn trẻ sẵn sàng trả gấp nhiều lần số tiền 20.000 đồng (giá một ly càphê Trung Nguyên) cho một cốc Starbucks Espresso kiểu Italy. Chẳng phải do chất lượng càphê đặc biệt hơn. Cái khác là thương hiệu Starbucks.

Tương tự, giá một chai bia Heineken 250ml là 15.000 đồng. Cao gấp đôi so với một chai bia Hà Nội cùng dung tích.

Khi đi tiếp khách hay đi cùng bạn bè, nhiều người chúng ta sẽ chọn thứ đắt hơn. Không hẳn do loại bia này ngon hơn. Khác biệt là thương hiệu Heineken!

Và như thế, người tiêu dùng không hẳn là mua sản phẩm nữa rồi. Họ mua thương hiệu. Các bạn trẻ không mua càphê. Họ mua sự sành điệu mang tên Starbucks. Người uống bia không mua bia. Họ mua sự tự tin mang tên Heineken!

Những ngày cuối năm 2012, thị trường chuỗi bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự có mặt rầm rộ của 3 trong số 4 tên tuổi lớn nhất thế giới KFC; Burger King và Starbucks.

Ở chiều ngược lại, một số thương hiệu Việt có tên tuổi lặng lẽ “bán mình” cho đối tác nước ngoài: Phở 24, bia Huế, Diana hay thương hiệu vật liệu nội thất Prime.

Vậy đối với thương hiệu Việt, liệu có bao nhiêu cơ hội để chúng ta từ bỏ thân phận của kẻ “hát rong đường phố” để bước lên sân khấu dành cho “nghệ sỹ nhà hát”?

Đừng quên marketing

Marketing là tiền bạc. Điều này đã chứng minh qua thực tế khá thuyết phục các thương hiệu thành công đều chi bộn cho hoạt động marketing.

Sự khác nhau ở đây không còn ở chất lượng âm nhạc mà là tên tuổi của người biễu diễn. Ở góc nhìn quản trị thương hiệu, tên thương hiệu đã trở thành yếu tố quyết định đến hành vi khách hàng thay vì chất lượng sản phẩm.

Theo Kantar Media, tốp 5 thương hiệu chi nhiều tiền nhất cho quảng cáo năm 2011 lần lượt là Unilever, P&G, Tân Hiệp Phát, Masan và Vinamilk.

Tại sao nhãn hiệu đình đám 2012 mì Gấu Đỏ thành công? Một trong những lý do quan trọng là Asia Food đã ưu ái dành cho chiến dịch marketing của nhãn hiệu này tới gần 150 tỷ đồng.

Nhưng nếu lý luận một cách giản đơn kiểu “có nhiều tiền là xây dựng thương hiệu thành công” thì rõ là oan ức cho những Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Masan hay Gấu đỏ. Ngoài sự hậu thuẫn về ngân sách, thành công của các thương hiệu nội địa này còn là nhờ vận dụng đúng đắn các kiến thức và quy luật marketing.

Các sản phẩm của Masan (nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư, mì gói Omachi hay Tiến Vua) đều thành công nhờ một vũ khí duy nhất mà các thương hiệu nước ngoài thường áp dụng: đánh vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng.

Con đường đi của Tân Hiệp Phát (Trà Dr. Thanh, Trà xanh không độ hay nước uống tăng lực Number 1) là bản sao của những gì mà các đại gia như CocaCola hay Pepsi đã làm: đổ tiền cho quảng cáo “dội bom” và xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp.

Trên thị trường Việt Nam, cả Tân Hiệp Phát và Masan hiện đã trở thành đối thủ đáng gờm của các tập đoàn lớn nhất như Unilever hay P&G; CocaCola hay Pepsi.

Marketing còn là sự sáng tạo

Nhà phân tích chiến lược danh tiếng Peter Drucker cho rằng: “Doanh nghiệp có hai chức năng và chỉ có hai mà thôi: marketing và sáng tạo. Marketing và sáng tạo - tạo ra kết quả. Những thứ khác còn lại chỉ là chi phí.”

Đối với các thương hiệu Việt, sẽ rất dễ thành công nếu biết khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong các thông điệp truyền thông.

Một trong những ví dụ điển hình về sự sáng tạo trong khơi gợi truyền thống hào hùng của dân tộc Việt là thương hiệu Bitis với slogan “Nâng niu bàn chân Việt.” Quảng cáo này đã có từ rất lâu.

Cho đến nay nhiều người vẫn rất nhớ và thích thú với từng chi tiết của quảng cáo này, từ bàn chân của Lạc Long Quân xuống biển; bàn chân của các nghĩa sĩ Quang Trung; bàn chân của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ và bàn chân của những đứa trẻ ngày nay đang đi dép Bitis.

Cho đến nay, có thể coi đây là chiến dịch marketing hiếm hoi của một thương hiệu Việt có thể sánh ngang với các thương hiệu ngoại “đỉnh” nhất. Và điều đáng lưu ý là Bitis đã không phải chi tiền khủng cho chiến dịch này.

Sự sáng tạo là vô giá vậy đấy. Giá trị mà nó mang lại là kết nối bền vững về mặt cảm xúc và rất khó phai nhạt. Tiếc rằng, có quá ít thương hiệu Việt làm được điều này.

Cà phê Trung Nguyên với ông chủ Đặng Lê Nguyên Vũ cũng rất hăng hái cổ xúy cho tinh thần dân tộc “người Việt yêu hàng Việt.”

Nhiều đồng tình khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, nếu muốn thắng Starbucks, Trung Nguyên phải tạo ra ra được triết lý và câu chuyện thương hiệu hay hơn.

Thậm chí ông đã nói rất đúng và trúng về cách tiếp cận thị trường Mỹ: người Mỹ không cần một sản phẩm khác, họ cần một câu chuyện khác.

Tuy nhiên, “câu chuyện khác” của Trung Nguyên có vẻ vẫn còn mờ nhạt. Tình yêu là cái gì đó đến rất tự nhiên. Trung Nguyên hãy kể câu chuyện của họ thật hay, thật cảm xúc.

Không cần tìm kiếm đâu xa, Starbucks đã làm rất tốt việc này (những ai không tin, hãy đọc cuốn “Dốc hết trái tim” của người sáng lập Howard Schultz) và Bitis cũng làm rất tuyệt.

Có như vậy, mới chiếm được lòng tin và tình yêu từ khách hàng. Có như vậy, những thương hiệu Việt mới vừa có “danh” vừa có “giá”.

Theo Doanh nhân/Vietnam+