您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【verona vs torino】Khu phi quân sự Idlib thất bại: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và HTS sẽ làm gì?

Cúp C285773人已围观

简介Khung cảnh điêu tàn ở Idlib. Thời hạn chót bị bỏ lỡThời hạn chót của kế hoạch thiết lập khu phu qu ...

khu phi quan su idlib that bai nga tho nhi ky va hts se lam gi

Khung cảnh điêu tàn ở Idlib.

Thời hạn chót bị bỏ lỡ

Thời hạn chót của kế hoạch thiết lập khu phu quân sự ở Idlib để ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Chính phủ Syria nhằm vào thành trì cuối cùng của phe nổi loạn ở Syria đã bị bỏ lỡ khi hôm qua (15/10), nhóm cực đoan chính đang kiểm soát tỉnh này không chịu rời khỏi vùng đệm – một phần trong thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù vậy, Nga vẫn có thể ngăn cản Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tung đòn quyết định ở Idlib – tỉnh thuộc Tây Bắc Syria vì bản thân Moscow cũng muốn tránh một cuộc chiến như vậy. Thay vì ủng hộ động binh, Nga vẫn tìm cách giải quyết bài toán Idlib thông qua con đường chính trị, hướng tới chấm dứt chiến tranh Syria và ở đó, Moscow đóng vai trò như một nhà môi giới quyền lực ở Trung Đông.

Tháng trước, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt thỏa thuận mang tính bước ngoặt đối với Idlib, thành trì lớn cuối cùng của phe nổi dậy ở Syria. Hai bên nhất trí thiết lập vùng đệm phi quân sự rộng 15-20 km dọc đường tiếp xúc giữa phe nổi dậy và quân chính phủ Syria xung quanh Idlib, đổi lại Damascus sẽ không mở chiến dịch tổng tấn công vào tỉnh này. Phiến quân phải rút toàn bộ vũ khí hạng nặng trước ngày 10/10 và rời khỏi vùng đệm trước ngày 15/10 dưới sự giám sát của quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay kể từ khi thỏa thuận nói trên ra đời, giới quan sát đã nhận định, mối đe dọa lớn nhất đối sự thành bại của việc thiết lập khu phi quân sự chính là sự hiện diện của nhóm khủng bố Hayat Tahrir al-Sham (HTS) ở Idlib. Nhóm này có sự góp mặt của các thành viên nhóm Mặt trận Al-Nusra có liên hệ với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda. HTS được xem là chìa khóa cho bất kỳ thỏa thuận nào của các bên liên quan ở Idlib vì nhóm này kiểm soát hơn một nửa diện tích tỉnh Idlib và phần lớn nhất của vùng đệm được đề xuất.

Trong những ngày gần đây, HTS đã có dấu hiệu xuống nước nhưng vẫn từ chối rời bỏ vị trí hoặc giải giáp vũ khí. Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) ngày 15/10 cho biết, vào ngày cuối cùng để thực thi thỏa thuận, các chiến binh HTS vẫn không rời khỏi khu vực phân định – một trong những điều kiện của thỏa thuận Nga – Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi sẽ không từ bỏ con đường thánh chiến. Chúng tôi biết ơn nỗ lực bảo vệ khu vực này của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng muốn cảnh báo về nỗ lực lừa dối của Nga”, đại diện HTS phát biểu trước khi hạn chót trong thỏa thuận trôi qua.

Tính toán của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và HTS

Bất chấp thái độ ngoan cố của HTS, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay vẫn thể hiện rõ ý định không muốn nỗ lực của họ bị đổ xuống sông xuống bể. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ cho phép chậm trễ một vài ngày khi thực hiện việc thiết lập khu phi quân sự.

Có thể thấy, thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib đã tạo ra “độ vênh” với những tuyên bố từ phía chính phủ của Tổng thống Assad. Tổng thống Syria đã nhiều lần thề rằng sẽ giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước và gọi thỏa thuận Nga – Thổ chỉ là “biện pháp tạm thời” trước khi Chính phủ Syria tái thiết lập quyền kiểm soát Idlib.

Trong một cuộc họp báo ngày 15/10, Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem cho biết, quân đội nước này đã được triển khai gần Idlib, sẵn sàng nhận lệnh tấn công nếu phiến quân không chịu rút lui. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, quân đội Syria sẽ cần đến sự hỗ trợ của lực lượng không quân nga nếu muốn chiếm lại Idlib.

Bình luận về tình hình hiện nay ở Idlib, Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow Nga Dmitri Trenin cho rằng, với vai trò của mình, Nga sẽ muốn ngăn chặn cuộc chiến nổ ra vì Moscow đang muốn tìm cách củng cố vị thế của mình trong khu vực.

“Nga muốn có một giải pháp ngoại giao để phô trương sự thành công về mặt quân sự ở Syria. Một giải pháp như vậy cũng đồng nghĩa với việc Nga sẵn sàng chia sẻ quyền lực ở Syria hoặc ít nhất là được thừa nhận sẵn sàng chia sẻ ảnh hưởng”, ông Trenin nhận định.

Tuy nhiên, Nga cũng muốn xóa xổ các nhóm mà họ coi là khủng bố ở Idlib và vẫn có thể giúp chính phủ Syria mở chiến dịch tại tỉnh này nếu thỏa thuận thất bại. Thực tế Nga đã làm như vậy kể từ khi quyết định can dự vào Syria theo đề nghị của Tổng thống Assad hồi tháng 9/2015.

Đối tác còn lại của thỏa thuận là Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang muốn củng cố sự hiện diện vững chắc ở Tây Bắc Syria trong bối cảnh các nhóm người Kurrd do Mỹ hậu thuẫn đang kiểm soát một khu vực ở vùng Đông Bắc [chiếm 1/4 tổng diện tích lãnh thổ của Syria-ND]

Về phần HTS, nhóm này cũng đã dịu giọng, không còn mạnh miệng phản đối kế hoạch thiết lập khu phi quân sự. Theo một thành viên của nhóm, HTS đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc liệu có tuân thủ kế hoạch hay không. Nhưng đồng thời, nhóm này cũng từ chối rút khỏi Idlib và duy trì lời kêu gọi về một cuộc thánh chiến chống lại Tổng thống Syria và cảnh báo những người trung thành với ông Assad không tiếp tục dựa vào Nga.

Tags:

相关文章